https://maps.app.goo.gl/axQ98jQ4u5Um5Ajc6

Điện châm điều trị giảm đau

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ ĐÔNG Y VIỆT
Điện châm điều trị giảm đau
Ngày đăng: 10 tháng trước

    Điện châm điều trị giảm đau

    Điện châm là phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa chữa bệnh bằng châm cứu của y học cổ truyền với chữa bệnh bằng dòng điện của y học hiện đại. Dùng dòng điện nhất định tác động lên các huyệt châm cứu để phòng và chữa bệnh. Dòng điện được tác động lên huyệt qua kim châm, hoặc qua các điện cực nhỏ đặt lên da vùng huyệt.

    Tác dụng chính dễ nhận thấy nhất của châm cứu là giảm đau, điều hòa các rối loạn trương lực cơ, các rối loạn chức năng tuần hoàn, các rối loạn chức năng nội tạng…

    Theo định nghĩa đau của Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế – IASP năm 1994: “Đau là một cảm giác khó chịu và sự chịu đựng về cảm xúc, chủ yếu đi kèm theo tổn thương tổ chức hoặc mô tả như là một tổn thương tổ chức, hoặc cả hai”.

    1. Phân loại đau:

    Phân loại đau theo cơ chế gây đau:

    Phân loại đau theo thời gian:

    Phân loại theo khu trú đau:

    Đánh giá đau cần được xem xét thông qua lâm sàng và dựa vào thang điểm đánh giá đau:

    Thang điểm đau

    1. Đặc điểm của điện châm

    Tác dụng sinh lý của dòng điện một chiều đều:

    Chỉ định của dòng điện một chiều đều:

    Những đặc điểm khi ứng dụng dòng điện một chiều đều trong điện châm.

    Chọn huyệt.

    Chẩn đoán xác định nguyên nhân bệnh theo y học hiện đại và y học cổ truyền, đề ra phương huyệt điều trị và tiến hành châm kim (giống như châm kim thường quy).

    Chọn huyệt để châm thường có nhiều, song không phải tất cả đều phải được kích thích điện mới tốt. Nguyên tắc lớn trong điều trị điện là dòng điện phải đi qua nơi cần điều trị hay cực điện phải đặt trên vùng da có cùng tiết đoạn thần kinh với nơi cần điều trị. Do đó chỉ cho điện kích thích lên huyệt khi nào yêu cầu của châm cứu và của điều trị điện phù hợp với nhau.

    Việc chọn huyệt kích thích điện có thể thực hiện như sau:

    Đối với đau nhức, viêm nhiễm: Huyệt cơ bản là A thị. Huyệt thứ 2 có thể được chọn ở phía đối diện sao cho dòng điện đi qua được nơi đau hoặc ở trên đường kinh đi qua nơi đau.

    Là huyệt có tác dụng đối với bệnh và có cùng tiết đoạn thần kinh với vùng đau cần điều trị (ví dụ: đau ngực chọn A thị và Nội quan).

    Đối với bại liệt: Cả 2 huyệt nằm trên đường kinh đi qua nơi bị liệt. Huyệt cùng tiết đoạn thần kinh với cơ bị liệt hoặc một huyệt trên điểm vận động của cơ bị liệt, huyệt thứ 2 chọn dọc theo cơ bị liệt.

    Chọn dòng điện và cực điện:

    Trước mỗi bệnh cụ thể, muốn chọn dòng điện nào, cần lưu ý xem lại tác dụng sinh lý, tác dụng chữa bệnh của dòng điện của máy có phù hợp với bệnh cần chữa không?

    Dòng diện một chiều đều thích hợp nhất với điều trị bệnh mạn tính, những trường hợp cần phục hồi dinh dưỡng của các tổ chức.

    Việc chọn cực điện rất quan trọng mà thường bị bỏ quên vì tác dụng của cực âm và cực dương hoàn toàn trái ngược nhau. Do đó, tùy theo yêu cầu của vị trí đặt cực điện mà chọn cực kích thích.

    Cực âm: dùng kích thích thần kinh cảm giác, tăng mẫn cảm, tăng trương lực cơ và thần kinh, tăng hoạt động dinh dưỡng và chuyển hóa.

    Cực dương: dùng ức chế thần kinh cảm giác, giảm mẫn cảm, giảm trương lực cơ và thần kinh, giảm đau, giảm co thắt.

    Liệu trình điện châm

    Liệu trình chữa bệnh bằng điện châm nói chung cũng giống như châm cứu, thủy châm. Thời gian của mỗi lần điều trị cần dựa vào sự tiếp thu kích thích của từng người bệnh, trong từng bệnh, từng lúc, đối với từng loại dòng điện mà quyết định. Cần theo dõi, đánh giá tình trạng bệnh nhân sau khi châm.

    Nếu bệnh giảm, không có mệt mỏi, mất ngủ….duy trì thời gian kích thích.

    Nếu bệnh giảm, kèm mệt mỏi, mất ngủ…tổng lượng kích thích quá mạnh. Cần giảm thời gian kích thích.

    Nếu bệnh giảm ngay sau khi điều trị, về nhà đau trở lại, cần tăng thời gian lên.

    Trung bình ngày châm một lần hay cách ngày châm một lần: từ 10 đến 15 lần điện châm là một liệu trình, nghỉ độ 10 đến 15 ngày rồi tiếp tục tùy theo yêu cầu chữa bệnh.

    Khi gặp người bệnh có cơn đau liên tục, có thể ngày điện châm vài lần.

    Tai biến và cách xử trí đề phòng

    Tai biến của châm kim: choáng, chảy máu, gãy kim, đề phòng và xử lý giống như đã nêu trong chương phương pháp châm kim.

    Tai biến của kích thích điện: đối với dòng xung điện thì hầu như rất ít tai biến. Nếu người bệnh thấy khó chịu, chóng mặt….thì ngừng kích thích điện động thời rút kim ra ngay.

    Hiện nay, người ta đã dùng rất nhiều kỹ thuật để tác động lên huyệt như: Hào châm, trường châm, mai hoa châm, nhĩ châm, cấy chỉ, cứu ngải, day bấm huyệt, xung điện.v.v…Nhưng việc điều trị bằng điện châm là kỹ thuật được áp dụng phổ biến nhất. Cùng với hệ thống các bệnh viện Y học cổ truyền được xây dựng rộng khắp cả nước, điện châm đã được áp dụng và góp phần tích cực trong công tác điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Điện châm là một kỹ thuật đã được áp dụng để điều trị trong nhiều các chuyên khoa.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline