1. Viêm phổi nên ăn gì?
1.1. Rau xanh và hoa quả
Rau xanh và hoa quả là những nguồn dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn của người bệnh viêm phổi. Đây là những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và các vitamin, đặc biệt là vitamin C. Đây là những dưỡng chất có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây viêm và bảo vệ màng phổi.
Vai trò của vitamin C không chỉ giúp người bệnh hồi phục nhanh mà còn hạn chế nguy cơ tái phát bệnh viêm phổi. Các loại rau xanh như cải xoăn, rau chân vịt, cải bó xôi, cải bắp… và các loại hoa quả như cam, chanh, dâu tây, kiwi… đều là những nguồn dồi dào vitamin C.
1.2. Ngũ cốc nguyên hạt
Tác dụng phụ của bệnh viêm phổi là làm cho nguồn năng lượng của người bệnh dễ bị suy giảm, cạn kiệt. Các triệu chứng như cảm lạnh, sốt, đau ngực và các vấn đề về hô hấp,… cũng khiến người bệnh dễ mệt mỏi hơn.
Trong giai đoạn bị viêm phổi, người bệnh nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như hạt diêm mạch, gạo lứt, yến mạch, lúa mạch,… để có thể bổ sung carbohydrate, lấy lại năng lượng nhanh chóng.
1.3. Thực phẩm giàu protein
Chế độ ăn giàu protein được khuyến nghị cho những người bị viêm phổi. Các loại hạt, đậu, thịt trắng và những loại thực phẩm giàu protein có đặc tính chống viêm, đồng thời giúp hỗ trợ khả năng chữa lành, tái tạo mô của cơ thể.
1.4. Uống nhiều nước, sử dụng các loại đồ uống như sinh tố
Khi mắc bệnh viêm phổi, người bệnh nên uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước khiến cơ thể mệt mỏi. Ngoài ra, nước cũng giúp làm loãng đờm để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Ngoài nước lọc thì người bệnh cũng có thể bổ sung thêm các loại sinh tố hay nước ép để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Lưu ý, không nên dùng thêm đá lạnh vì có thể không tốt cho hệ hô hấp.
1.5. Thực phẩm giàu omega-3
Axit béo omega-3 được biết đến với tác dụng giảm viêm trong nhiều bệnh lý khác nhau. Bổ sung omega-3 làm giảm phản ứng viêm đối với người bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn. Do đó, người bệnh viêm phổi nên ăn thực phẩm có omega-3, chẳng hạn như cá hồi, hạt óc chó, hạt lanh, dầu cải,…
1.6. Gừng
Một nghiên cứu về công dụng của gừng đã chỉ ra rằng, chiết xuất gừng làm giảm tình trạng viêm phổi bệnh viện đối với bệnh nhân mắc hội chứng suy hô hấp cấp ở người lớn. Đặc tính chống viêm tự nhiên của gừng có thể giúp người bệnh viêm phổi cải thiện các triệu chứng và tăng tốc độ hồi phục.
1.7. Mật ong
Từ xưa, mật ong đã được biết đến với đặc tính kháng khuẩn cũng như khả năng hỗ trợ chữa lành vết thương. Khi bị viêm phổi nên ăn gì có mật ong bởi thực phẩm này có chứa hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm, ngăn chặn quá trình viêm phổi làm tổn thương nghiêm trọng các mô phổi, giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả.
1.8. Nghệ
Curcumin – một thành phần quan trọng trong nghệ – có khả năng làm giảm tổn thương phổi do viêm phổi, thông qua việc cải thiện phản ứng miễn dịch quá mức và ức chế phản ứng viêm. Nghệ còn có công dụng hỗ trợ giảm đau ngực, một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh viêm phổi.
Bên cạnh đó, nghệ cũng hoạt động như một chất làm loãng chất nhầy, giúp loại bỏ chất nhầy từ các ống phế quản gây ra các vấn đề về hô hấp. Như vậy, người bệnh khi bị viêm phổi nên ăn gì có thành phần chứa bột nghệ hoặc nghệ tươi.
1.9. Tỏi
Tỏi có khả năng khử trùng, kháng khuẩn và chống nấm; giúp cơ thể chống lại hoặc tiêu diệt vi-rút và các vi sinh vật khác bằng cách tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Bên cạnh đó, người bị viêm phổi nên ăn gì có tỏi bởi cũng như gừng, tỏi cũng có đặc tính chống viêm tự nhiên có thể giúp giảm chất nhầy trong phổi.
1.10. Trà xanh
Trà xanh được xem như một liều thuốc tự nhiên đối với người bệnh viêm phổi. Thành phần của trà xanh có chứa chất chống oxy hóa, ngăn ngừa phản ứng viêm, từ đó hỗ trợ hồi phục bệnh nhanh hơn.
2. Viêm phổi nên kiêng gì?
2.1. Thực phẩm nhiều muối
Việc dùng các loại thực phẩm, món ăn có nhiều muối có thể khiến cơ thể giữ nước. Lượng nước dư thừa này có thể làm tăng nặng hay tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp. Do đó, người bệnh viêm phổi nên kiêng các món mắm, các loại súp, các loại nước sốt, đồ hộp, dưa muối, cà muối, khô bò, khô cá,… vốn có thể chứa nhiều muối.
2.2. Thịt đỏ
Người bị viêm phổi nên tránh ăn thịt đỏ quá nhiều bởi thịt đỏ thường có nhiều chất béo bão hòa, có thể góp phần vào việc tăng lượng cholesterol máu và gây ra các vấn đề về tim mạch.
Hơn nữa, chế độ ăn có nhiều chất béo bão hòa có thể góp phần vào quá trình viêm, gây hại cho các cơ quan và mô trong cơ thể, làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Do đó, người bị viêm phổi nên kiêng gì được chế biến từ thịt đỏ để giúp quá trình hồi phục diễn ra hiệu quả hơn.
2.3. Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Các thực phẩm giàu dầu mỡ có thể kích thích phản ứng viêm trong cơ thể. Ngoài ra, thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo còn dễ gây tăng cân, tạo áp lực lên phổi và làm chậm quá trình phục hồi khi bị viêm phổi.
Ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ trong thời gian dài cũng khiến cơ thể hấp thụ một lượng lớn cholesterol, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
2.4. Sản phẩm từ sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, những sản phẩm này có chứa casomorphin làm tăng chất nhầy trong ruột và làm tăng triệu chứng ho đờm đối với người mắc bệnh viêm phổi.
2.5. Chất kích thích
Người bệnh bị viêm phổi nên tránh uống rượu, bia, trà, cà phê,… bởi các chất này có thể kích thích hệ thống viêm của cơ thể. Hơn nữa, việc uống các loại đồ uống có cồn hay đồ uống chứa caffeine còn dễ khiến người bệnh mất ngủ. Tình trạng thiếu ngủ, nghỉ ngơi kém sẽ khiến người bệnh viêm phổi dễ bị mệt mỏi và khó hồi phục.