https://maps.app.goo.gl/axQ98jQ4u5Um5Ajc6

Zona thần kinh: nên kiêng gì và nên ăn gì cho mau khỏi bệnh

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ ĐÔNG Y VIỆT
Zona thần kinh: nên kiêng gì và nên ăn gì cho mau khỏi bệnh
Ngày đăng: 1 tháng

    1. Zona thần kinh có gây hại cho người mắc phải không?

    Khi virus Varicella zoster (VZV) bùng phát, cơ thể sẽ hình thành các kháng thể kìm hãm và ức chế bệnh. Người bị Zona không điều trị vẫn có thể tự khỏi. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không chủ quan vì khi không điều trị, virus có thể lây lan mạnh, gây tổn thương nghiêm trọng trên da. Khi vết loét sâu dễ nhiễm trùng hoặc nặng hơn dẫn đến các biến chứng liệt dây thần kinh, nhất là ở vùng mặt.

    Bị Zona thần kinh nên kiêng gì?

    Khi mắc bệnh Zona thần kinh, ngoài việc tuân thủ những chỉ định từ bác sĩ, người bệnh nên kiêng một số loại thực phẩm, chú ý nhiều hơn trong sinh hoạt hàng ngày để bệnh mau khỏi, tránh biến chứng nguy hiểm không đáng có.

    2. Zona thần kinh trong ăn uống nên kiêng gì?

    2.1 Ngũ cốc tinh chế

    Ngũ cốc tinh chế chứa rất nhiều đường, có chỉ số đường huyết cao. Nếu ăn quá nhiều đường huyết trong máu sẽ tăng. Từ đó, tạo cơ hội thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng trong bệnh zona thần kinh.

    Thay vì ăn ngũ cốc tinh chế, bạn có thể dùng khoai lang, gạo lứt… thay thế cho các bữa ăn hàng ngày, như vậy vừa giảm nhẹ triệu chứng của zona thần kinh, đồng thời bổ sung tinh bột giúp cơ thể mau lành bệnh.

    2.2 Thực phẩm nhiều đường

    Ăn nhiều sẽ làm tăng đường huyết đột ngột cản trở bạch cầu tấn công và tiêu diệt mầm bệnh zona thần kinh, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng vết thương, chậm lành vết thương. Vì vậy, trong thời gian mắc bệnh zona, bạn nên hạn chế ăn bánh kẹo, nước ngọt,…

    2.3 Thực phẩm chứa Gelatin

    Hoạt chất chứa trong Gelatin có hàm lượng protein cao khiến virus gây bệnh zona phát triển nhanh tại các dây thần kinh. Vì vậy, bạn nên tránh những thực phẩm có chứa Gelatin như: chả giò, bò viên, thịt đông,…

    2.4 Thực phẩm chứa nhiều thành phần acid amin Arginine

    Thực phẩm chứa nhiều acid amin Arginine như: socola, yến mạch, lúa mì,.. làm lượng đường trong máu tăng lên cản trở quá trình phục hồi bệnh, tạo cơ hội cho virus hoạt động mạnh mẽ.

    2.5 Thực phẩm nhiều chất béo

    Những thực phẩm chứa nhiều chất béo cần “chỉ mặt gọi tên” như: thịt hun khói, xúc xích,… đều không tốt cho sức khỏe người đang mắc zona. Bởi đây là tác nhân làm giảm khả năng hấp thu vitamin, khoáng chất của cơ thể, làm suy giảm sức đề kháng, tạo điều kiện tốt cho virus zona hoạt động mạnh mẽ.

    2.6 Thực phẩm cay nóng

    Ớt, gừng, hạt tiêu, quế… là những loại gia vị, thực phẩm người bệnh zona cần tránh vì dễ gây kích ứng, đặc biệt với làn da đang có vết thương có sẵn. Khi ăn các loại thực phẩm này, người bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu hơn.

    2.7 Thực phẩm chế biến sẵn

    Phần lớn những thực phẩm đông lạnh,, đồ hộp chế biến sẵn,… thường sử dụng chất bảo quản, làm mất những thành phần dinh dưỡng vốn có của thực phẩm. Khiến bạn mất cân bằng dinh dưỡng, giảm sức đề kháng, tạo điều kiện thuận lợi cho zona phát triển.

                                                                                                    

    2.8 Rượu, bia và các đồ uống chứa cồn

    Ngay cả khi bạn không mắc bệnh zona cũng cần hạn chế các loại đồ uống này. Bởi đồ uống có cồn sẽ khiến suy giảm hệ miễn dịch, ngoài ra khả năng chuyển hóa và đào thải chất độc của gan cũng sẽ giảm sút, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và lây lan đến các bộ phận khác trong cơ thể.

    3. Zona thần kinh trong sinh hoạt nên kiêng gì?

    Ngoài những thực phẩm cần tránh, người bệnh zona cần lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày, để mau chóng bình phục, quay trở lại cuộc sống thường nhật.

    3.1 Đắp đậu xanh lên vùng da nổi mụn nước

    Theo kinh nghiệm dân gian, người bệnh có thể dùng đậu xanh đắp lên vùng da nổi mụn nước zona. Tuy nhiên, cách này không có tác dụng tiêu diệt virus, mặt khác còn tăng nguy cơ gây loét, kích ứng da, nhiễm trùng và để lại sẹo, vì khi nhai, vi khuẩn trong nước bọt sẽ xâm nhập và làm nặng thêm, gây nhiễm trùng những mụn nước trong bệnh zona.

    3.2 Kiêng gió, kiêng nước

    Nhiều người vẫn quan niệm bị zona hạn chế tắm, ra gió càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, việc này thiếu cơ sở khoa học, vì người bệnh cần vệ sinh da sạch sẽ. Nếu không tắm lâu ngày, lớp da chết sẽ tích tụ, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động. Ngoài ra, người bệnh mặc áo quần rộng rãi, thoáng mát để tránh cọ xát vào da làm vỡ mụn nước zona.

    3.3 Kiêng gãi, tác động lên vùng da

    Những mụn nước zona khiến người bệnh cảm giác ngứa, khó chịu, chỉ muốn gãi. Tuy nhiên, việc gãi mạnh khiến vỡ mụn nước, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, do đó bạn không chà xát mạnh, gãi ngứa.

    3.4 Không tự ý bôi thuốc khi chưa được chỉ định của bác sĩ

    Tùy mỗi cơ địa, tuỳ tình trạng da ở mỗi giai đoạn, bác sĩ sẽ chỉ định bôi thuốc phù hợp. Bạn không tự ý bôi thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Tốt nhất nên đến bệnh viện có chuyên khoa da liễu để được khám, chẩn đoán chính xác.

    Để tránh lây lan cho người khác nên kiêng gì?

    Bên cạnh những kiêng cữ trong ăn uống và sinh hoạt. Người bệnh cần lưu ý những điều sau đây để tránh lây bệnh cho người xung quanh:

    Không tự ý mua uống hoặc sử dụng bất kỳ loại thuốc hay kem thuốc nào khi chưa được chỉ dẫn từ bác sĩ.

    Bạn hoàn toàn có thể chườm lạnh xung quanh vùng da tổn thương để giảm đau và ngứa nhưng tuyệt đối không chườm trực tiếp vùng da đang tổn thương. Vì sẽ làm da lở loét và tạo điều kiện cho khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

    4. Bệnh Zona nên ăn gì?

    - Thực phẩm giàu vitamin C: Như cam, chanh, kiwi, ớt chuông giúp tăng cường hệ miễn dịch.

    - Thực phẩm giàu vitamin B: Ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá, trứng giúp tăng cường sức khỏe thần kinh.

    - Thực phẩm giàu kẽm: Hải sản, thịt đỏ, đậu, hạt có thể giúp làm lành vết thương.

    - Thực phẩm chống viêm: Nghệ, gừng, tỏi có tác dụng chống viêm, giảm đau.

                                                                                             

    - Thực phẩm giàu chất xơ: Rau xanh, trái cây tươi giúp cải thiện tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.

    - Nước: Uống đủ nước giúp cơ thể duy trì sự hydrat hóa và hỗ trợ quá trình hồi phục.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline