1. Sơ lược về tình trạng gãy chân - cách điều trị
Gãy chân là tình trạng xương chân bị gãy hoặc xuất hiện các vết nứt. Có nhiều nguyên nhân gây ra sự cố này, đó là: Bị té ngã, xảy ra va chạm, tai nạn giao thông, tai nạn do chơi thể thao, hoạt động quá mức, bị bạo hành, di chứng của bệnh tiểu đường, bệnh xương khớp,... Bất kể vận động sai cách nào cũng có thể gây tổn thương chân. Thông thường, sự cố gãy chân sẽ xảy ra đột ngột và khó phòng tránh.
Triệu chứng cơ bản khi xương chân bị gãy gồm:
- Đau nhức dữ dội, cơn đau tăng lên khi di chuyển;
- Sưng phù ở chân bị gãy;
- Người bệnh trở nên nhạy cảm hơn, sợ bị đụng trúng vào vị trí đau;
- Chân bị biến dạng, bầm tím;
- Không thể đi lại được.
Tùy mức độ gãy chân của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đề xuất phương án điều trị phù hợp. Thông thường việc điều trị sẽ bao gồm:
- Sơ cứu: Cố định chân gãy bằng các thanh nẹp, nắn xương;
- Cố định xương bị gãy: Trong thời gian xương phục hồi, bệnh nhân phải mang nẹp hoặc được bó bột trong 6 - 8 tuần hoặc lâu hơn với trường hợp nặng;
- Sử dụng thuốc:Thuốc giảm đau, kháng viêm để làm giảm tình trạng đau nhức;
- Vật lý trị liệu: Giúp người bệnh phục hồi chức năng và giảm cứng cơ chân. Bệnh nhân được tập luyện những động tác cơ bản để chân có thể hoạt động trở lại bình thường sau một thời gian dài mang nẹp hoặc bó bột;
- Phẫu thuật: Người bệnh gãy chân có thể phải phẫu thuật trong một số trường hợp nặng. Bác sĩ đưa thiết bị hỗ trợ vào khu vực xương gãy, giúp cố định xương, duy trì vị trí xương trong suốt thời gian điều trị.
2. Tác dụng của vật lý trị liệu cho người gãy chân
Người bệnh gãy chân phục hồi được không? Bệnh nhân gãy chân hoàn toàn có thể phục hồi như trước nếu tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị và tập vật lý trị liệu.
Các bài tập vật lý trị liệu sau bó bột chân giúp cải thiện sức mạnh và độ bền thể chất của bệnh nhân. Bên cạnh đó, liệu pháp vật lý trị liệu có thể điều chỉnh tư thế và cải thiện khả năng vận động của bệnh nhân. Cụ thể:
- Ở bệnh nhân thay khớp nhân tạo : Tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng giúp giảm tình trạng cứng khớp, rút gân tứ đầu đùi, hỗ trợ lưu thông máu nuôi dưỡng cho ổ khớp nhân tạo thích ứng tốt với ổ chảo khung chậu. Điều đó tránh trường hợp để lâu dễ bị teo cơ, khớp háng xoay ngoài gây dị tật;
- Ở bệnh nhân gãy thân xương đùi: Sau phẫu thuật gãy xương đùi, người bệnh cần can thiệp tập vật lý trị liệu càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ dính cơ rút gân, máu không lưu thông, lâu liền xương;
- Ở bệnh nhân tổn thương khớp gối (gãy xương hoặc đứt dây chằng): Tập vật lý trị liệu sớm giúp lấy lại chức năng vận động của khớp;
- Ở bệnh nhân gãy xương cẳng chân: Tập vật lý trị liệu giúp vết thương sớm phục hồi, không để lại di chứng;
- Ở bệnh nhân bị tổn thương bàn chân: Vật lý trị liệu giúp vết thương nhanh lành, máu lưu thông tốt, lấy lại khả năng vận động của bàn chân, phòng ngừa tình trạng rút gân dính khớp, teo cơ bàn chân, cứng khớp.
3. Các bài tập vật lý trị liệu cho người gãy chân tốt nhất
Nguyên tắc tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho chân là: Giúp tạo điều kiện tốt cho quá trình liền xương và cơ; giảm sưng, đau, chống kết dính khớp, chống rối loạn tuần hoàn máu; duy trì tầm vận động của khớp. Lặp đi lặp lại các động tác tập luyện là phương pháp tốt nhất để phục hồi khả năng vận động sau khi bị chấn thương. Khi tập vật lý trị liệu tại nhà, bạn có thể tham khảo các bài tập sau:
3.1 Tập vận động khớp
Khớp bị bất động quá lâu sẽ bị cứng do các cơ co ngắn tại, bao khớp bị co rút, bao hoạt dịch tăng sản mỡ, sụn bị mỏng đi. Do đó, người bệnh gãy chân cần chú ý tập cử động khớp để tạo điều kiện giúp dịch khớp ra vào nuôi dưỡng khớp, hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng sau gãy xương.
Khi tập luyện, người bệnh thực hiện bài tập co duỗi khớp với tốc độ 45 giây/lần co duỗi, mỗi lần tập 10 - 15 phút, ngày 4 - 6 lần. Bệnh nhân có thể bắt đầu tập vận động khớp từ ngày thứ 3 sau phẫu thuật hoặc sau bó bột.
3.2 Gập và giữ cơ hông
Bài tập chân này rất tốt đối với những bệnh nhân bị hạn chế vận động do gãy chân vì bạn có thể dùng lực cánh tay để hỗ trợ cho chân. Để bắt đầu bài tập này, bạn hãy dùng tay nâng chân bị chấn thương lên ngực, giữ ở đó 1 giây trước khi từ từ thả chân xuống. Sau đó, lặp lại với chân còn lại.
Khi tập, bạn nên cố gắng giữ lưng thẳng và căng cơ, lặp lại cho cả 2 chân. Khi đã hồi phục đáng kể sau chấn thương và quen với bài tập này, bạn có thể tập luyện mà không cần tới sự hỗ trợ của tay.
3.3 Bài tập nhảy cóc đúng cách
Với bài tập này, bạn hãy ngồi lên ghế, nâng nhẹ chân bị chấn thương lên khỏi sàn. Đầu gối cần giữ ở góc 90 độ, bàn chân di chuyển trên sàn. Sau đó, bạn đá chân ra ngoài giống như đang đá 1 quả bóng sang 1 bên. Tiếp theo, đá chân vào bên trong về phía giữa 2 chân. Liên tục lặp lại động tác này.
3.4 Bài tập xoay hông trong - ngoài
Đây là bài tập vật lý trị liệu tốt cho những người bị gãy chân. Khi tập, bạn hãy bắt đầu bằng cách đặt 1 chiếc khăn dưới bàn chân bị thương (nếu muốn thực hiện dễ dàng hơn). Sau đó, bạn dùng tay để đỡ chân bị chấn thương, trượt chân về phía trước. Tiếp theo, bạn đưa 2 chân sang 1 bên rồi đổi sang bên còn lại, có thể dùng tay hỗ trợ nếu cần thiết.
3.5 Bài tập vật lý trị liệu cho người gãy chân - căng cơ chân
Bó bột lâu ngày có thể khiến các cơ bị co cứng, khiến bạn gặp nhiều khó khăn, đau đớn khi kéo căng cơ chân. Tuy nhiên, bạn không nên bỏ qua bài tập kéo giãn cơ nếu muốn phục hồi vận động nhanh chóng. Việc di chuyển các cơ bằng cách cải thiện phạm vi chuyển động của chúng sẽ giúp cải thiện tình trạng co cứng cơ.
Để duỗi gân khoeo, bạn nên ngồi thẳng, duỗi chân ra phía trước. Sau đó, dùng bàn tay nắm vào các ngón chân. Khi tập, bạn cần đảm bảo mình đang uốn cong hông chứ không hạ thấp lưng. Nếu không cảm thấy đau, bạn hãy cố gắng giữ tư thế trong 20 giây rồi từ từ trở lại tư thế ban đầu.
3.6 Bài tập bóp trong đùi
Đây là một bài tập giúp tăng cường sức mạnh cho chân và các cơ đùi trong. Bạn hãy bắt đầu bằng cách nắm 2 tay thành nắm đấm, đặt tay cạnh nhau giữa 2 đầu gối. Sau đó, bạn ép đầu gối và nắm tay lại với nhau, giữ tư thế ép này trong 8 giây hoặc lâu nhất có thể.
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và tình trạng sức khoẻ của từng bệnh nhân mà bác sĩ trị liệu sẽ đưa ra hướng dẫn tập phục hồi chức năng sau gãy chân phù hợp nhất. Ngoài ra, để việc trị liệu đạt kết quả cao, người bệnh cũng cần kiên trì tập luyện, chú ý tới chế độ ăn uống, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá,...
Nếu không chú ý tập vật lý trị liệu cho người gãy chân thì có thể làm chậm khả năng phục hồi, thậm chí để lại dị tật suốt đời. Do đo, người bệnh khi bị gãy xương nên đi thăm khám, tập vật lý trị liệu sớm để tránh được những di chứng trong tương lai.
*ĐÔNG Y VIỆT*
Chuyên điều theo phương pháp y học cổ truyền .
#thoát_vị_cột_sống_cổ #thoát_vị_cột_sống_lưng
#đau_lưng #Thoát_vị_c4c5c6c7 #Thoát_vị_l4l5s1 #đau_cổ_vai_gáy #đai_lưng
#cơ_sở_điều_trị_cơ_xương_khớp_tốt, #thoát_vị_đĩa_đệm,#Điều_trị_thoát_vị_đĩa_đệm,
#thoái_hóa_cột_sông,#Các_vấn_đề_về_xương_khớp
Nếu có thắc mắc liên hệ số: 0388.973.514 để được tư vấn