CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ ĐAU VAI SƯỜN
Hội chứng lâm sàng đau vai sườn
- Hội chứng đau vai sườn, bao gồm một nhóm các triệu chứng như: đau một bên (không đối xứng); và kèm theo dị cảm ở bờ trong xương vai; đau lan từ vùng cơ delta tới mu bàn tay và giảm tầm vận động của xương bả vai.
- Hội chứng đau vai sườn thường hay gặp ở vai của những nhân viên chào hàng. Bởi vì người ta thấy rằng, những người này thường xuyên lặp đi lặp lại; động tác với ra sau để nhận một thứ gì đó từ ghế sau xe.
- Hội chứng vai sườn là một hội chứng lạm dụng (sử dụng quá mức) do lặp đi lặp lại các vận động không đúng cách; các cơ xung quanh xương bả vai – cơ nâng vai; cơ ngực bé; cơ răng trước; các cơ trám và ở mức độ ít hơn có cơ dưới gai và cơ tròn bé.
Những điểm dẫn đến hội chứng đau vai sườn
Hội chứng vai sườn là một hội chứng đau cơ mạc mạn tính
Điều kiện thiết yếu của hội chứng đau cơ mạc:
- Phát hiện được các điểm đau khởi phát (trigger point) thuộc cân cơ trên khám lâm sàng.
- Mặc dù các “trigger point”, thường khu trú ở phần cơ thể bị ảnh hưởng, nhưng cơn đau thường được lan đến các khu vực khác.
- Loại đau quy chiếu này, có thể bị chẩn đoán sai hoặc quy cho hệ thống cơ quan khác, do đó dẫn đến đánh giá và điều trị không hiệu quả.
- Kích thích cơ học vào “trigger point” bằng cách sờ nắn hoặc căng dãn tạo ra sự đau chói tại chỗ và cả đau lan. Ngoài ra, sự co rút không kiểm soát của các cơ bị kích thích, được gọi là dấu hiệu giật nảy (jump sign) thường xảy ra và là đặc trưng của hội chứng đau cân cơ.
- Hầu hết, bệnh nhân bị hội chứng vai sườn đều có một “trigger point” rõ ràng ở cơ dưới gai, nó được biểu hiện rõ nhất bằng cách đặt bàn tay của bên bị đau lên trên cơ Delta của bên vai đối diện. Nghiệm phát này, làm xoay xương vai bên bị tổn thương sang phía bên, cho phép tìm kiếm và sau đó là tiêm vào “trigger point” ở cơ dưới vai.
- Có thể, có các điểm khởi đau khác dọc theo bờ trong xương vai. Và có thể áp dụng phương pháp tiêm cho chúng. Dải giãn cơ thường được xác định khi sờ tháy điểm khởi đau thuộc cơ mạc.
- Bất chấp phát hiện thực thể vững chắc này, sinh lý bệnh của các điểm khởi đau thuộc cơ mạc vẫn còn khó hiểu.
- Nhưng người ta cho rằng, điểm khởi đau là hậu quả từ vi tổn thương ở cơ bị tác động.
- Tổn thương này có thể là kết quả của một chấn thương đơn thuần, hoặc vi tổn thương lặp đi lặp lại hoặc; mất phản xạ có điều kiện mạn tính của các nhóm cơ chủ vận và cơ đối vận.
- Ngoài tổn thương cơ, nhiều yếu tố khác có vẻ cũng làm bệnh nhân phát triển hội chứng đau cơ mạc.
Ví dụ:
Một vận động viên không chuyên chưa quen với vận động thể thao có thể mắc hội cơ mạc. Tư thế xấu khi ngồi trước máy tính hoặc trong khi xem TV cũng có liên quan như một yếu tố đưa đến hội chứng.
Chấn thương từ trước đó có thể gây ra sự bất thường trong chức năng của cơ và dẫn đến sự phát triển của hội chứng đau cơ mạc. Tất cả những yếu tố này có thể được tăng cường nếu bệnh nhân kèm theo tình trạng dinh dưỡng kém hay đồng thời tồn tại những bất thường về tâm lý hoặc hành vi, bao gồm stress mạn tính và trầm cảm.
Nhóm cơ liên quan trong hội chứng vai sườn có vẻ như đặc biệt nhạy cảm với hội chứng đau cơ mạc do stress gây ra.
Dấu hiệu và triệu chứng
- “Trigger point” là tổn thương bệnh học của hội chứng vai sườn, và nó được đặc trưng bởi một điểm khu trú rất nhạy cảm với đau ở cơ dưới gai. Như đã lưu ý ở trên, những “trigger point” ở cơ dưới gai này có thể được biểu hiện rõ nhất bằng cách đặt bàn tay của bên bị đau lên trên cơ Delta của bên vai đối diện. Có thể hiện diện các “trigger point” khác dọc theo bờ trong xương vai.
- Kích thích cơ học vào “trigger point” bằng cách sờ nắn hoặc căng giãn gây ra đau chói tại chỗ cũng như đau quy chiếu. Dấu hiệu giật nảy là đặc trưng của hội chứng vai sườn, cũng như vậy đói với triệu chứng đau tại cơ dưới gai, nó lan từ vùng Delta tới mu bàn tay.
Cận lâm sàng
Sinh thiết các điểm khởi đau được xác định trên lâm sàng không phải lúc nào cũng cho thấy các đặc trưng mô học bất thường. Các cơ chứa các điểm khởi phát được mô tả hoặc như “ nhậy cắn” hoặc “ chứa thoái hoá bột”. Tăng myoglobin huyết tương được báo cáo ở một số bệnh nhân bị hội chứng vai sườn, nhưng phát hiện này chưa được chứng thực bởi các nhà điều tra khác.
Thăm dò chẩn đoán điện học trong những bệnh nhân bị hội chứng vai sườn cho thấy sự tăng điện thế cơ ở một số bệnh nhân, nhưng một lần nữa, phát hiện này đã không được chứng thực lại.
Do thiếu các cận lâm sàng khách quan, bác sĩ phải loại trừ bệnh lý đi kèm khác có thể giống hội chứng vai sườn.
Chẩn đoán phân biệt
Phân biệt với bệnh viêm cơ nguyên phát, rách gân cơ dưới gai đơn độc, bệnh đa xơ cứng, bệnh collagen mạch máu. Chẩn đoán điện học và nghiên cứu X-quang có thể giúp xác định các bệnh lý kèm theo như viêm bao hoạt dịch vai, viêm gân và rách chóp xoay.
Các bác sĩ cũng phải xác định các bệnh lý kèm theo như viêm bao hoạt dịch vai, viêm gân và rách chóp xoay. Các bác sĩ cũng phải xác định những bất thường về tâm lý và hành vi đi kèm cái mà có thể che dầu hoặc trầm trọng thêm các triệu chứng liên quan.
Các biện pháp điều trị hội chứng đau vai sườn
Nguyên tắc chung:
Điều trị hội chứng lối đau vai sườn bao gồm điều trị đợt cấp và điều trị duy trì. Cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau như nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sỹ.
1/ Điều trị không dùng thuốc:
Giải các điểm kích hoạt đau TriggerPoint ở vùng bả vai cơ dưới gai được thể hiện rõ nhất bằng tay hoặc bằng công cụ chuyên dụng TriggerPoint.
Một số bài tập trong điều trị và phục hồi thích hợp
2/ Điều trị dùng thuốc
- Thuốc giảm đau: tùy mức độ đau, có thể dùng đơn thuần hoặc phối hợp các nhóm thuốc sau:
+ Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol
+ Thuốc giảm đau dạng phối hợp: Paracetamol kết hợp với một opiad nhẹ như codein hoặc tramadol.
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): lựa chọn một thuốc thích hợp tùy cơ địa bệnh nhân và các nguy cơ tác dụng phụ.
+ Liều thường dùng: Diclofenac; piroxicam; meloxicam; celecoxib; hoặc etoricoxib.
+ Nếu bệnh nhân có nguy cơ tiêu hóa nên dùng nhóm ức chế chọn lọc COX-2 hoặc phối hợp với một thuốc ức chế bơm proton.
- Thuốc giãn cơ:
+ Thường dùng trong đợt đau cấp, đặc biệt khi có tình trạng co cứng cơ
+ Các thuốc thường dùng: Epirisone, hoặc tolperisone, hoặc mephenesine, hoặc diazepam.
- Các thuốc khác:
+ Thuốc giảm đau thần kinh: Có thể chỉ định, khi có bệnh lý rễ thần kinh nặng hoặc dai dẳng, nên bắt đầu bằng liều thấp, sau đó tăng liều dần, tùy theo đáp ứng điều trị: Gabapentin, hoặc pregabalin.
+ Thuốc chống trầm cảm, ba vòng (liều thấp): Amitriptyline hoặc nortriptyline khi có biểu hiện đau thần kinh mạn tính hoặc khi có kèm rối loạn giấc ngủ.
3 .Châm cứu điều trị đau vai sườn
Thủ thuật châm tả, thời gian lưu kim 30 phút.
Huyệt vị: Phong trì, đại trữ, phong môn, đốc du, kiên tỉnh, bá lao, lạc chẩm, hợp cốc, giáp tích.
Lưu ý :
Châm cứu và xoa bóp là phương pháp điều trị không dùng thuốc của y học cổ truyền, dễ học dễ làm, có thể thực hiện ngay tại các tuyến y tế cơ sở, mọi cán bộ y tế hoặc những ai say mê châm cứu và xoa bóp đều có thể học và thực hiện. Tuy nhiên điều cần lưu ý là:
Đo mật độ khoáng chất của xương trước khi làm xoa bóp với người bệnh trên 45 tuổi.
Cần chụp film X-Quang phổi để loại trừ các bệnh lý ở phổi và bệnh lý ở trung thất những trường hợp bệnh nhân bị đau vai gáy mãn tính tái đi tái lại nhiều lần.
+ Vitamin nhóm B: Viên 3B (B1, B6, B12) hoặc dẫn chất B12 mecobalamin.
Phòng ngừa tình trạng này như thế nào?
Chìa khóa để ngăn ngừa đau vai sườn là giảm căng thẳng cho khớp vai. Và muốn giảm căng thẳng, áp lực lên khớp vai, các bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Làm nóng và co duỗi vai trước khi tập thể dục hoặc chơi thể thao.
- Tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai cho cơ vai bằng các bài tập nhẹ nhàng.
- Nghỉ ngơi thường xuyên đối với hoạt động và công việc cần sử dụng vai thời gian dài.
- Hạn chế mang vác nặng và giảm chèn ép vai.
- Không nên thay đổi tư thế vai đột ngột.
- Cẩn thận trong sinh hoạt hàng ngày để giảm tránh chấn thương vùng vai.
*ĐÔNG Y VIỆT*
Chuyên điều theo phương pháp y học cổ truyền .
#thoát_vị_cột_sống_cổ #thoát_vị_cột_sống_lưng
#đau_lưng #Thoát_vị_c4c5c6c7 #Thoát_vị_l4l5s1 #đau_cổ_vai_gáy #đai_lưng
#cơ_sở_điều_trị_cơ_xương_khớp_tốt, #thoát_vị_đĩa_đệm,#Điều_trị_thoát_vị_đĩa_đệm,
#thoái_hóa_cột_sông,#Các_vấn_đề_về_xương_khớp
Nếu có thắc mắc liên hệ số: 0388.973.514 để được tư vấn