https://maps.app.goo.gl/axQ98jQ4u5Um5Ajc6

LỆCH TRƯỢT ĐĨA ĐỆM, CỘT SỐNG LƯNG

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ ĐÔNG Y VIỆT
LỆCH TRƯỢT ĐĨA ĐỆM, CỘT SỐNG LƯNG
Ngày đăng: 7 tháng trước

    1. Lệch trượt đĩa đệm, cột sống lưng 
    - Là tình trạng đốt sống trên trượt ra trước hoặc ra sau so với đốt sống dưới. Tình trạng này khiến bệnh nhân đau thắt lưng, đi đứng khó khăn, và thường đau lan xuống một hoặc hai chân.

    -Trượt đốt sống lưng sẽ có 2 thể chính là trượt đốt sống lưng ra trước và trượt đốt sống lưng ra sau. Thường gặp nhất là thể ra trước do những động tác cúi gập đột ngột bê vác đồ quá nặng gây ra.
    2.Nguyên nhân gây trượt đốt sống ra phía trước
    Những nguyên nhân phổ biến gây trượt đốt sống gồm:

    3. Triệu chứng thường gặp
    Trượt đốt sống ra trước có thể gây ra các cơn đau nghiêm trọng, tiến triển nặng theo thời gian. Cơn đau có thể xuất hiện dai dẳng, ảnh hưởng nhiều tới vùng lưng dưới, chân.
    Cơn đau gây nhiều cản trở trong hoạt động hằng ngày. Nhiều người bệnh thường sợ đau nên hạn chế vận động quá mức. Điều này lâu dần có thể làm giảm mật độ xương và giảm sức cơ. Cơ thể của người bệnh cũng dần mất đi sự linh hoạt trong vận động hàng ngày.

    Một số triệu chứng khác của bệnh trượt đốt sống ra trước như:

    4. Biến chứng của bệnh
    Khi không có biện pháp can thiệp sớm, người bệnh có nguy cơ đối mặt với hội chứng chùm đuôi ngựa rất cao. Đây là là tình trạng rễ ở đám rối thần kinh đuôi ngựa bị chèn ép. Tình trạng này ảnh hưởng đến chức năng vận động và cảm giác tới 2 chân, bàng quang và trực tràng.
    Biến chứng này khi trở nặng có thể dẫn đến tình trạng đại tiểu tiện không tự chủ, tê liệt hai chân vĩnh viễn. Phần lớn trường hợp phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu.

    5. Chẩn đoán trượt đốt sống ra trước
    Chẩn đoán bệnh trượt đốt sống ra trước thường bắt đầu việc thăm khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ kiểm tra cảm giác, sức mạnh và phản xạ của người bệnh. Bên cạnh đó, bạn có thể được chỉ định thực hiện một số phương pháp chẩn đoán như: 

    6. Các bài tập phòng trượt cột sống

    1. Nghỉ ngơi
    Nghỉ ngơi tại giường có thể giúp cải thiện các trường hợp trượt đốt sống nhẹ. Người bệnh nên ngưng tham gia các môn thể thao, các vận động nặng hàng ngày cho đến khi cơn đau thuyên giảm. Biện pháp này cũng giúp ngăn ngừa tình trạng trượt đốt sống tiến triển, gây tổn thương thêm cho đốt sống.

    2. Dùng thuốc
    Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm đau và viêm do trượt đốt sống gây ra. Đối với các cơn đau cấp tính, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng steroid và opioid. Tiêm ngoài màng cứng (steroid) ở lưng có thể giúp giảm viêm và đau hiệu quả.
    3. Vật lý trị liệu
    Các phương pháp vật lý trị liệu hỗ trợ điều trị tình trạng trượt đốt sống rất tốt. Người bệnh có thể được bác sĩ hướng dẫn sử dụng áo cố định ngoài để giúp ổn định vùng lưng dưới, cải thiện triệu chứng đau.

    4. Bài tập
    Các bài tập phù hợp giúp người bệnh cải thiện tính linh hoạt và tăng cường sức mạnh cho các nhóm cơ ở lưng, từ đó cải thiện tầm vận động. Thường xuyên tập luyện, ngay cả khi bệnh đã thuyên giảm, sẽ giúp duy trì khả năng vận động cho cột sống, tăng cường sức mạnh cho cơ bụng và cơ lưng, đồng thời giảm thiểu tình trạng đau nhức ở khu vực bị tổn thương.

    5. Phẫu thuật
    Bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật cho người bệnh trượt đốt sống ra trước trong các trường hợp như:

    Trượt đốt sống đã điều trị nội khoa ít nhất 6 tuần trước đây, thường sau 6 – 12 tháng điều trị nội khoa mà không thuyên giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và lao động của người bệnh.
    Người bệnh bị đau nhiều, không đáp ứng tốt với các biện pháp nghỉ ngơi và sử dụng thuốc.
    Trượt đốt sống gây ra các biến chứng nghiêm trọng như liệt vận động một hoặc hai chân, teo cơ, rối loạn cơ vòng bàng quang.
    Trượt đốt sống nặng, tiến triển do khuyết eo đốt sống ở trẻ em.
    Trong điều trị trượt đốt sống, phẫu thuật được chỉ định thực hiện với mục đích giải phóng chèn ép thần kinh và làm vững cột sống. Có một số vấn đề cơ bản trong phẫu thuật điều trị trượt đốt sống, giúp điều trị thành công là giải ép thần kinh thật tốt, cố định cột sống bằng dụng cụ và tạo sự liền xương tốt sau mổ.

    Hiện nay, trong điều trị phẫu thuật cho những người bệnh trượt đốt sống, phẫu thuật nắn chỉnh trượt, cố định cột sống bằng nẹp vít cuống đốt, ghép xương liên thân đốt lối sau sẽ mang lại hiệu quả cao. Phương pháp được áp dụng phổ biến ở nhiều bệnh viện lớn.

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline