Chữa đau nhức xương khớp bàn tay, ngón tay thế nào
1. Nguyên nhân gây đau nhức xương bàn tay, ngón tay
Bàn tay là một trong những bộ phận tuyệt vời nhất trên cơ thể. Tổ chức phức tạp của bàn tay liên quan đến xương, dây chằng, gân, dây thần kinh, da và các cấu trúc khác cho phép cơ thể bạn thực hiện nhiều hoạt động phức tạp. Chấn thương ở tay có thể làm hỏng các cấu trúc này và dẫn đến đau, sưng, bầm tím và các triệu chứng khác.
Nguyên nhân phổ biến gây đau nhức xương bàn tay, ngón tay có thể bao gồm:
- Vận động khớp ngón tay liên tục, chẳng hạn như do đánh máy trong thời gian dài, nâng vật nặng hoặc chơi thể thao: tennis, bóng bàn, cầu lông,...
- Tổn thương do quá trình lão hóa
- Một số bệnh lý như viêm khớp, thoái hóa khớp,...
2. Những người có nguy cơ đau nhức xương bàn tay, ngón tay
2.1 Người mắc bệnh viêm khớp
Viêm khớp là một thuật ngữ chung cho hơn 100 rối loạn khác nhau gây đau, sưng và cứng khớp. Loại viêm khớp phổ biến nhất là thoái hóa khớp, xảy ra khi sụn bảo vệ khớp bị mòn theo thời gian. Sự hao mòn này khiến cho các xương trong khớp cọ xát vào nhau, gây đau và cứng khớp. Một loại viêm khớp phổ biến khác là viêm khớp dạng thấp, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của một người tấn công nhầm vào các mô ở khớp, có thể gây viêm và đau. Theo thời gian, tình trạng viêm này có thể dẫn đến tổn thương khớp vĩnh viễn.
Viêm khớp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trên cơ thể, bao gồm cả ở bàn tay và cổ tay. Điều trị tùy thuộc vào loại viêm khớp, nhưng có thể bao gồm thay đổi lối sống, dùng thuốc, tập thể dục và vật lý trị liệu
.2 Người làm việc văn phòng
Tỷ lệ dân văn phòng gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp bàn tay, ngón tay nhiều hơn so với những người làm công việc khác
Nhân viên văn phòng thường phải làm việc trên máy vi tính khá nhiều, do đó tỷ lệ dân văn phòng gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp bàn tay, ngón tay nhiều hơn so với những người làm công việc khác. Thao tác thường xuyên với chuột và bàn phím gây ra căng thẳng bất thường cho cổ tay, khuỷu tay và ngón tay, gây đau nhức xương khớp bàn tay, ngón tay.
2.3 Vận động viên
Những vận động viên tham gia các môn thể thao bao gồm bowling, golf, tennis... có nguy cơ mắc các chấn thương ở tay như bong gân, trật khớp cổ tay mang theo những cơn đau nhức và sưng tấy mỗi khi phải cử động bàn tay.
2.4 Người cao tuổi
Phần lớn những người trên 60 tuổi được phát hiện bị viêm khớp tay
Ở người cao tuổi, ảnh hưởng của quá trình lão hóa khiến cho vùng khớp bàn tay, ngón tay và tổ chức sụn khớp không còn chắc khỏe. Bệnh lý thoái hóa ở người cao tuổi gây tổn thương đồng thời bộ đôi sụn và xương dưới sụn dẫn đến tình trạng đau khớp cổ tay, ngón tay, bàn tay. Bên cạnh đó, viêm khớp cũng được coi là một phần bình thường của quá trình lão hóa. Phần lớn những người trên 60 tuổi được phát hiện bị viêm khớp tay.
Bệnh xương khớp là một trong các bệnh phổ biến của người Việt Nam và gây ra các biến chứng nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống người bệnh, nhất là người trong độ tuổi trung niên, người già, người có sức đề kháng kém. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh xương khớp đều có thể phát hiện và đoán từ rất sớm, vì thế việc thăm khám sức khỏe định kỳ là việc làm rất cần thiết.
3 . Phương pháp phòng chống và điều trị cứng khớp ngón tay
Khi các bạn nhận thấy có những dấu hiệu bất thường liên quan đến các triệu chứng trên, hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên môn để được điều trị kịp thời thông qua các phương pháp như: uống thuốc đặc trị, trị liệu thần kinh cột sống, phẫu thuật… Đồng thời, hãy kết hợp thêm một số biện pháp sau đây để duy trì và bảo vệ sức khỏe của bản thân:
- Luyện tập vật lý trị liệu để làm giảm cơn đau, hồi phục sự linh hoạt của các khớp ngón tay. Bệnh cạnh đó, các bạn nên tham khảo một số bài tập đơn giản để có thể tự thực hiện ở nhà.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên rèn luyện thể thao để kích thích tuần hoàn máu.
- Không sử dụng các chất kích thích hoặc những loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao.
- Sử dụng nẹp ngón tay, cổ tay cũng sẽ là một biện pháp tối ưu giúp bạn giảm thiểu các chấn thương, hỗ trợ cố định ngón tay, giảm đau nhức bàn
- tay.
4. Biện pháp phòng ngừa viêm khớp ngón tay
- Tập luyện đều đặn: Người bệnh cần thường xuyên thực hiện các bài vận động vừa sức. Thói quen tốt này sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng, giảm bớt tình trạng đau cứng khớp, hỗ trợ máu lưu thông tại khớp tốt hơn.
- Không để tay làm việc quá nhiều: Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi khi làm việc bằng bàn tay quá nhiều. Điều này sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa nguy cơ viêm khớp ngón tay.
- Giữ ấm cơ thể: Khi trời trở lạnh, bạn nên chú ý việc giữ ấm cơ thể nhằm giảm bớt tình trạng đau cứng khớp.
- Xử lý đúng cách khi bị cứng khớp ngón tay: Khi bị cứng khớp ngón tay, người bệnh có thể xoa bóp nhẹ nhàng hay dùng gel kháng viêm để cải thiện tình trạng này, tránh ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn nên bổ sung vào thực đơn ăn uống những nhóm thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm, selen, vitamin, khoáng chất… Người bệnh cần tránh những món ăn chế biến nhiều dầu mỡ, cay nóng, chứa các loại chất kích thích, sẽ gây ảnh hưởng đến đề kháng của cơ thể.