Nhận biết 5 triệu chứng đau thần kinh tọa thường gặp
1.Đau thần kinh tọa là gì?
Đau thần kinh tọa hay còn gọi là đau thần kinh hông to đặc trưng bởi các cơn đau chạy dọc từ cột sống thắt lưng xuống theo đường đi của dây thần kinh tọa. Ở giai đoạn đầu, đau thần kinh tọa thường bị nhầm lẫn với đau lưng thông thường bởi triệu chứng đau mỏi nhẹ. Tuy nhiên, các cơn đau thần kinh tọa không chỉ xuất hiện ở vị trí thắt lưng mà sẽ lan dần sang các bộ phận khác liền kề như mông, đùi, cẳng chân, thậm chí là bàn chân, ngón chân.
Đau thần kinh tọa thường gặp ở độ tuổi từ 30-50 tuổi. Bệnh đang có xu hướng trẻ hóa khi nhiều người trẻ hiện nay có lối sống và sinh hoạt thiếu hợp khoa học.Ttieeuj chứng đau thần kinh tọa ban đầu chỉ là những cơn đau nhưng lâu dần, bệnh sẽ tiến triển và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc phát hiện sớm và chẩn đoán đúng sẽ giúp quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn 80%.
Đau thần kinh tọa đặc trưng bởi các cơn đau lan từ thắt lưng xuống chân.
5 triệu chứng đau thần kinh tọa thường gặp
Đau dọc đường đi dây thần kinh tọa
Đây là triệu chứng đau thần kinh tọa đặc trưng nhất. Người bệnh sẽ cảm thấy đau xuất phát từ vùng cột sống thắt lưng lan dần tới mông, mặt ngoài đùi, cẳng chân, mắt cá chân và ngón chân. Tùy vị trí tổn thương mà cơn đau thần kinh tọa có biểu hiện lâm sàng khác nhau. Chẳng hạn:
-
Tổn thương rễ L4: Đau từ cột sống thắt lưng đến khoeo chân
-
Tổn thương rễ L5: Đau từ cột sống thắt lưng lan tới mu bàn chân đến hết ở ngón chân cái hoặc đau lan tới lòng bàn chân đến hết ở ngón chân út.
-
Tổn thương rễ S1: Đau từ cột sống thắt lưng lan ra phía sau mông và phía ngoài bàn chân.
-
Một số trường hợp không xuất hiện cơn đau cột sống thắt lưng, chỉ đau dọc chân.
Đặc điểm của các cơn đau thần kinh tọa là đau có thể liên tục hoặc từng cơn; đau khi đi lại hoặc vận động mạnh và giảm dần khi nằm nghỉ ngơi; đau nhói khi giậm chân mạnh; đau tăng lên khi ngồi xe qua đoạn đường xóc, gồ ghề… Trong trường hợp dây thần kinh tọa bị chèn ép, bệnh nhân có thể đối mặt với cơn đau tăng lên khi ho, rặn hoặc hắt hơi.
Đau thắt lưng là triệu chứng đau thần kinh tọa đầu tiên.
Co cứng cơ cạnh cột sống
Khi dây thần kinh tọa bị tổn thương hoặc viêm sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của cơ thể. Lúc này, người bệnh có thể bị co cứng cơ cạnh cột sống do lượng máu lưu thông không đồng đều.
Biểu hiện của co cứng cơ cạnh cột sống là cảm giác cứng lưng, khó vận động khi nghiêng, xoay người hoặc di chuyển. Ngoài ra, khi ho, hắt hơi cũng nhận biết được cảm giác cứng vùng thắt lưng cùng các cơn đau nhói.
Hạn chế vận động
Đau thần kinh tọa ở giai đoạn muộn có thể dẫn đến các hạn chế vận động ở chi dưới. Một số biểu hiện dễ nhận thấy như đau thắt lưng dữ dội khi cúi/gập người (90 độ) hoặc không thể cúi, gập người (90 độ); nghiêng người (45 độ) tay không thể chạm mặt đất, đùi mông đau nhức dữ dội…
Bất thường về tư thế
Một trong những nguyên nhân chính gây đau thần kinh tọa là bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng dẫn đến dây thần kinh bị chèn ép. Tình trạng kéo dài có thể khiến người bệnh bị thay đổi dáng đi như dáng đi tập tễnh, vùng xương chậu lệch một bên, mất đường cong sinh lý, vẹo cột sống… Đây được coi là biến chứng vô cùng nguy hiểm của đau thần kinh tọa.
Tổn thương rễ thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa vừa có nhiệm vụ kiểm soát vận động của cơ cẳng chân, vừa chi phối cảm giác. Vì vậy, triệu chứng đau thần kinh tọa thường gặp sẽ bao gồm cả cảm giác kiến bò khó chịu, có thể ngứa ran ở bàn chân và ngón chân. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bị rối loạn một số chức năng như giảm khả năng tiết mồ hôi, rối loạn cảm giác chi dưới, rối loạn khả năng kiểm soát đại, tiểu tiện, rối loạn dinh dưỡng da…
2.Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
Nguyên nhân hàng đầu gây đau thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm, trượt đốt sống, thoái hóa cột sống thắt lưng. Các bệnh này có thể gặp ở cả người lớn tuổi và trẻ tuổi bởi nhiều lý do khác nhau.
-
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Đó là khi phần nhân nhầy trong bao xơ đĩa đệm đã thoát ra ngoài và chèn ép lên rễ thần kinh, biểu hiện bằng những cơn đau thần kinh tọa dai dẳng và lan dần xuống các bộ phận khác. Có khoảng 90% trường hợp thoát vị đĩa đệm sẽ gây ra đau thần kinh tọa. Những người làm các công việc mang vác nặng nhọc có tác động mạnh đến cột sống gây thoát vị đĩa đệm, nguy cơ cao bị đau thần kinh tọa.
-
Thoái hóa cột sống thắt lưng, đĩa đệm: Thường gặp ở người lớn tuổi theo quy luật tự nhiên. Đĩa đệm bị thoái hóa, gây áp lực lên dây thần kinh tọa, có thể gây chèn ép dây thần kinh tọa, biểu hiện thành các cơn đau thần kinh tọa. Ngoài ra, những người trẻ có tư thế làm việc không đúng, hoặc ngồi lâu một tư thế cũng khiến cột sống và đĩa đệm nhanh bị thoái hóa, dẫn đến đau thần kinh tọa.
-
Trượt đốt sống thắt lưng: Tình trạng một đốt sống trượt ra trước hoặc sau so với đốt sống dưới làm chèn ép rễ thần kinh tọa, gây ra những cơn đau thần kinh tọa lan từ thắt lưng lan xuống một hoặc hai chân.
-
Nguyên nhân khác: viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt sống, chấn thương, tình trạng mang thai…
Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm là các nguyên nhân hàng đầu gây đau thần kinh tọa.
3.Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?
Đau thần kinh tọa nếu không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hằng ngày.
- Teo cơ: Các cơn đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa có thể là dấu hiệu của dây thần kinh tọa bị tổn thương hoặc viêm. Lâu ngày bệnh nhân có thể bị teo cơ tứ đầu đùi, mất dần khả năng đi lại.
- Bại liệt: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của đau thần kinh tọa. Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể bị gây bại liệt chi dưới. Quá trình điều trị sẽ trở nên khó khăn và có thể sẽ phải phụ thuộc vào người khác.
4.Phòng ngừa đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa phần lớn do các bệnh liên quan đến thoái hóa, cột sống gây ra. Phòng tránh bệnh ngay từ đầu là cách để không phải đối mặt với các cơn đau khó chịu và biến chứng nguy hiểm. Một số biện pháp có thể ngăn ngừa thoái đau thần kinh tọa như sau:
-
Giữ tư thế cột sống thẳng đứng, đặc biệt là khi ngồi lâu hoặc lái xe. Có thể mang đai lưng hỗ trợ.
-
Chế độ tập thể dục, thể thao hàng ngày với cường độ hợp lý. Có thể bơi lội hoặc tập yoga để duy trì sự dẻo dai của khối cơ lưng.
-
Thiết lập và duy trì chế độ sinh hoạt và làm việc khoa học, tránh ngồi sai tư thế hoặc thực hiện các động tác mạnh đột ngột.
-
Tránh các hoạt động, công việc mang vác quá nặng gây áp lực lớn lên cột sống.
Không khó để nhận biết các triệu chứng đau thần kinh tọa. Vì vậy, ngay khi thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn cần đến các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh bệnh tiến triển nặng gây các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Tập thể dục đều đặn là cách để phòng tránh đau thần kinh tọa.
5.Châm cứu chữa đau thần kinh tọa
Tuỳ theo nguyên nhân gây đau mà phác đồ châm cứu và điều trị có thể khác nhau. Cụ thể:
Châm cứu chữa đau thần kinh tọa do phong hàn thấp
Triệu chứng: Sau nhiễm lạnh, ẩm thấp, người bệnh đau từ thắt lưng hoặc từ mông xuống chân, đau có điểm khu trú, chưa có teo cơ, đau tăng khi trời lạnh, chườm ấm dễ chịu. Sợ gió, sợ lạnh, đại tiện có thể bình thường hoặc nát, tiểu tiện trong, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch phù hoặc phù khẩn.
Châm cứu: châm tả các huyệt
- Nếu đau dọc theo kinh Bàng quang: A thị huyệt, Giáp tích L4 – L5, L5 – S1, Thận du, Đại trường du, Trật biên, Ân môn, Thừa phù, Ủy trung, Thừa sơn, Côn lôn.
- Nếu đau dọc theo kinh Đởm: A thị, Giáp tích L4 – L5, L5 – S1, Thận du, Đại trường du, Hoàn khiêu, Phong thị, Dương lăng tuyền, Huyền chung, Khâu khư.
- Kỹ thuật châm: kích thích kim mạnh, thời gian lưu kim mỗi lần là 5-10 phút.
- Nếu đau ở cả hai kinh Bàng quang và kinh Đởm thì châm các huyệt ở cả 2 kinh.
Châm cứu chữa đau thần kinh tọa thể phong hàn thấp kết hợp can thận hư
Triệu chứng: Thường gặp ở những người đau thần kinh tọa do thoái hoá cột sống. Đau vùng thắt lưng lan xuống mông, chân dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, đau có cảm giác tê bì, nặng nề, có thể teo cơ, bệnh kéo dài, dễ tái phát. Kèm theo triệu chứng ăn kém, ngủ ít. Chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng dày và nhớt. Mạch nhu hoãn hoặc trầm nhược.
Châm cứu:
Châm tả các huyệt giống thể phong hàn
- Nếu đau dọc theo kinh Bàng quang: A thị huyệt, Giáp tích L4 – L5, L5 – S1, Thận du, Đại trường du, Trật biên, Ân môn, Thừa phù, Ủy trung, Thừa sơn, Côn lôn.
- Nếu đau dọc theo kinh Đởm: A thị, Giáp tích L4 – L5, L5 – S1, Thận du, Đại trường du, Hoàn khiêu, Phong thị, Dương lăng tuyền, Huyền chung, Khâu khư.
- Kỹ thuật châm: kích thích kim mạnh, thời gian lưu kim mỗi lần là 5-10 phút.
- Nếu đau ở cả hai kinh Bàng quang và kinh Đởm thì châm các huyệt ở cả 2 kinh.
Châm bổ các huyệt: Can du, Thận du, Thái khê, Phi dương, Tam âm giao. Kích thích kim nhẹ và vừa, thời gian lưu kim cho 1 lần châm là 20-30 phút.
Châm cứu chữa đau thần kinh tọa thể huyết ứ
Triệu chứng: đau thần kinh tọa do chấn thương hoặc do thoát vị đĩa đệm. Đau đột ngột, dữ dội tại một điểm, đau lan xuống chân, hạn chế vận động nhiều, chất lưỡi tím, có điểm ứ huyết. Mạch sáp.
Châm cứu:
Châm tả các huyệt giống thể phong hàn thấp
- Nếu đau dọc theo kinh Bàng quang: A thị huyệt, Giáp tích L4 – L5, L5 – S1, Thận du, Đại trường du, Trật biên, Ân môn, Thừa phù, uỷ trung, Thừa sơn, Côn lôn.
- Nếu đau dọc theo kinh Đởm: A thị, Giáp tích L4 – L5, L5 – S1, Thận du, Đại trường du, Hoàn khiêu, Phong thị, Dương lăng tuyền, Huyền chung, Khâu khư.
- Kỹ thuật châm: kích thích kim mạnh, thời gian lưu kim mỗi lần là 5-10 phút.
- Nếu đau ở cả hai kinh Bàng quang và kinh Đởm thì châm các huyệt ở cả 2 kinh.
Châm thêm huyệt: Huyết hải
Châm cứu chữa đau thần kinh tọa thể thấp nhiệt
Triệu chứng: đau thần kinh tọa do viêm nhiễm hoặc thể phong hàn thấp chưa điều trị khỏi hoàn toàn. Đau có cảm giác nóng rát, đau nhức như kim châm, chân đau nóng hơn so với bên lành, chất lưỡi hồng hoặc đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng hoặc dày, mạch hoạt sác.
Châm cứu: Châm tả các huyệt giống thể phong hàn thấp
- Nếu đau dọc theo kinh Bàng quang: A thị huyệt, Giáp tích L4 – L5, L5 – S1, Thận du, Đại trường du, Trật biên, Ân môn, Thừa phù, uỷ trung, Thừa sơn, Côn lôn.
- Nếu đau dọc theo kinh Đởm: A thị, Giáp tích L4 – L5, L5 – S1, Thận du, Đại trường du, Hoàn khiêu, Phong thị, Dương lăng tuyền, Huyền chung, Khâu khư.
- Kỹ thuật châm: kích thích kim mạnh, thời gian lưu kim mỗi lần là 5-10 phút.
- Nếu đau ở cả hai kinh Bàng quang và kinh Đởm thì châm các huyệt ở cả 2 kinh.
Các phương pháp châm cứu khác có thể áp dụng
Nhĩ châm
Phương pháp châm cứu đặc biệt sử dụng có vị trí huyệt trên loa tai, nhằm tác động đến bệnh tật ở các cơ quan trong cơ thể.
Có thể tiến hành nhĩ châm với kim châm cứu thông thường với liệu trình như hào châm. Hoặc dùng kim cài nhĩ hoàn, có thể lưu kim trên vành tai 5 – 7 ngày, sau đó thay kim, với phương pháp này cần theo dõi, giữ vệ sinh tai thường xuyên tránh trường hợp viêm nhiễm.
Đặc biệt quan trọng trong giai đoạn cấp tính khi người bệnh xoay trở thật sự khó khăn với huyệt sử dụng gồm cột sống thắt lưng, dây thần kinh; hông, mông, háng, gối, cổ chân.
Điện châm
Áp dụng điện châm với tần số thích hợp nhằm mục đích giảm đau, giảm tê, kết hợp với công thức huyệt hào châm, nhĩ châm.
Liệu trình: tương tự hào châm.
Thuỷ châm
Sử dụng các thuốc: Vitamin B1, B6, B12, Cytidine 5 sodium-monophosphate,… tiêm vào các vị trí huyệt nhằm mục đích giảm đau.
Liệu trình: tượng tự hào châm.
Cấy chỉ
Cấy chỉ catgut từng đoạn dài 1 cm hoặc kim có sẵn đoạn chỉ tự tiêu vô trùng vào các vị trí huyệt.
Liệu trình: mỗi 2 tuần/lần với chỉ catgut hoặc theo thời gian tự tiêu của các loại chỉ.
Châm cứu là liệu pháp được đánh giá an toàn và cho hiệu quả cao trong điều trị đau dây thần kinh tọa. Liệu pháp này giúp người bệnh giảm nhanh cơn đau, đồng thời thư giãn, giảm căng thẳng và lo âu. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất.