https://maps.app.goo.gl/axQ98jQ4u5Um5Ajc6

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ ĐÔNG Y VIỆT
Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh
Ngày đăng: 1 tháng

    1. Zona thần kinh là bệnh gì?

    Zona thần kinh là một biến chứng của bệnh zona. Zona là bệnh nhiễm trùng do virus Varicella-Zoster (VZV) gây ra. Người nhiễm virus VZV lần đầu sẽ có biểu hiện bệnh thuỷ đậu. Sau khi người bệnh khỏi hoàn toàn thủy đậu, virus Varicella vẫn tồn tại và sống ẩn (ngủ) trong hạch thần kinh trong nhiều tháng, nhiều năm, khi gặp điều kiện thuận lợi như: suy giảm miễn dịch, căng thẳng, suy nhược cơ thể… virus sẽ hoạt động trở lại (thức dậy), rời vị trí trú ngụ, di chuyển dọc dây thần kinh để ra ngoài da và gây ra những biểu hiện của bệnh Zona (gồm triệu chứng tổn thương ở da và dây thần kinh). Zona thần kinh có thể kéo dài nhiều năm sau khi sang thương Zona ở da đã lành.

    Người phát bệnh Zona có biểu hiện đau, sốt, mệt mỏi và mất ngủ. Hồng ban và mụn nước tập trung từng chùm, thường chỉ 1 bên của cơ thể. Mụn nước khi vỡ tạo thành những vết loét, rỉ dịch. Sau đó thương tổn đóng mài và lành dần, có thể để lại vết thâm (tăng sắc tố) hoặc thậm chí có thể để lại sẹo nếu chăm sóc không tốt.

    Thời gian phát bệnh zona thay đổi từ 1 – 2 tuần  hoặc hơn tùy vào cơ địa và thể tạng của mỗi người (người có bệnh nền, trẻ nhỏ, người già>80 tuổi, suy giảm miễn dịch thì bệnh sẽ kéo dài hơn). Khi lành da, biểu hiện đau tại vị trí da bị zona có thể vẫn còn và kéo dài nhiều tháng, nhiều năm gây phiền toái cho người bệnh.

                                                                                                 

    2. Nguyên nhân

    Virus Varicella-Zoster: Bệnh zona xảy ra khi virus này tái hoạt động sau khi đã gây ra bệnh thủy đậu trong quá khứ. Virus có thể nằm yên trong các dây thần kinh và khi hệ miễn dịch suy yếu (do stress, tuổi tác, bệnh tật), virus sẽ tái phát gây ra zona.

    - Suy giảm miễn dịch.

                                                                                                       

    - Tâm trạng căng thẳng.

    - Người lớn tuổi.

    - Phẫu thuật.

    - Điều trị bệnh ung thư.

    3. Triệu chứng

    Bệnh Zona có những triệu chứng sau:

    3.1. Nóng rát và đau

    Cảm giác ngứa, đau hoặc nóng rát là biểu hiện đặc trưng và thường xảy ra trước khi phát ban xuất hiện. Người bệnh sẽ cảm thấy đau dọc dây thần kinh nửa bên người. Sau đó xuất hiện cảm giác nóng rát, ngứa ngáy, phát ban và đau dữ dội. Tuy nhiên, trước khi có triệu chứng nóng rát và đau thì người bệnh sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, người mệt mỏi, đau nhức (triệu chứng của nhiễm siêu vi).

    3.2. Mụn nước, bọng nước có chứa dịch trong

    Phát ban nổi lên xuất hiện dưới dạng mụn nước mọc thành chùm, phân bố theo đường đi của dây thần kinh (dạng dải) hoặc mảng lớn. Trong vòng 3 – 4 ngày, các mụn nước liên kết lại thành bọng nước, chứa nhiều dịch, bọng nước căng và gây đau. Một thời gian sau bọng nước xẹp, có thể vỡ nếu va chạm, một số trường hợp để lại sẹo.

    3.3. Sưng đau các vùng lân cận và nổi hạch

    Bệnh zona thần kinh thường xuất hiện ở một bên cơ thể như: 1 bên eo, một bên mặt, cổ hoặc thân mình với cảm giác đau nhẹ đến dữ dội ở vùng da bị ảnh hưởng. Nếu ở cổ, vai có thể lan đến các khu vực lân cận như cánh tay, cẳng tay, bàn tay, hoặc nếu ở mông thì có thể lan xuống đùi, cẳng chân và gót chân. Nổi hạch ở cổ, nách, bẹn… tương ứng với vị trí phát ban zona.

    3.4. Các dấu hiệu khác của bệnh zona

    Ngoài các dấu hiệu trên bệnh zona thần kinh có các biểu hiện khác như:

    - Sốt.

    - Ớn lạnh.

    - Đau đầu.

    - Mệt mỏi.

    - Nhạy cảm với ánh sáng.

    4. Cách điều trị

    Các biện pháp phòng ngừa zona thần kinh bao gồm:

    - Tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh zona khi cơ thể còn vết mụn nước.

    - Tiêm chủng ngừa bệnh để bảo vệ khỏi thủy đậu và tránh được bệnh zona.

    - Ngủ đủ giấc.

    - Không hút thuốc.

    - Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, tập thể dục để tăng sức đề kháng.

    - Khi xuất hiện bệnh cần đến bác sĩ.

    - Tuân thủ quy định của bác sĩ.

    Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline