https://maps.app.goo.gl/axQ98jQ4u5Um5Ajc6

Hoại tử xương : Nguyên nhân, triệu cứng và cách điều trị

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ ĐÔNG Y VIỆT
Hoại tử xương : Nguyên nhân, triệu cứng và cách điều trị
Ngày đăng: 1 tháng

    1. Hoại tử xương là gì?

    Hoại tử xương là bệnh lý xương xảy ra do mất tạm thời hoặc vĩnh viễn nguồn cung cấp máu đến xương. Tình trạng này khiến cho những tế bào mô xương chết dần. Xương trở nên mong manh, dễ gãy từ bên trong.

    Hoại tử xương xảy ra phổ biến ở xương khớp hông, xương đùi, xương cánh tay, xương đầu gối, xương vai, xương mắt cá chân. Bệnh có thể ảnh hưởng tới một hoặc nhiều xương cùng lúc. Một số trường hợp có thể ảnh hưởng nhiều xương ở những thời điểm khác nhau.

    Nếu không chẩn đoán và có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng hơn, gây suy giảm xương. Lâu dần, xương có thể suy yếu tới mức dễ dàng sụp đổ, gây đau đớn và tàn tật cho người bệnh. Thời gian dẫn tới đau nặng và mất xương của hoại tử xương là vài tháng đến vài năm.

    2. Nguyên nhân

    Hoại tử xương xảy ra khi lưu lượng máu đến xương bị gián đoạn hoặc giảm. Nguồn cung cấp máu giảm có thể do:

    - Chấn thương xương khớp: Chấn thương như trật khớp, có thể ảnh hưởng đến các mạch máu xung quanh. Ngoài ra, các phương pháp điều trị ung thư liên quan đến bức xạ cũng có thể làm suy yếu xương và gây hại cho các mạch máu.

    - Rối loạn lipid máu: Chất béo (lipid) có thể làm tắc nghẽn những mạch máu nhỏ. Tình trạng này làm giảm lưu lượng máu đến xương.

    Một số yếu tố làm tăng nguy cơ hoại tử xương như:

    - Sử dụng steroid: Sử dụng corticosteroid liều cao như prednisone là nguyên nhân phổ biến gây hoại tử xương. Vì corticosteroid có thể làm tăng lipid máu, gây tắc nghẽn mạch máu.

    - Lạm dụng rượu bia: Thói quen sử dụng rượu bia nhiều trong nhiều năm liền có thể khiến chất béo tích tụ trong mạch máu, gây tắc nghẽn nguồn máu nuôi đến xương.

    - Sử dụng bisphosphonate: Việc sử dụng lâu dài các loại thuốc tăng mật độ xương có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoại tử xương hàm. Biến chứng hiếm gặp này đã xảy ra ở một số người được điều trị bằng liều cao của loại thuốc này đối với bệnh ung thư, chẳng hạn như đa u tủy và ung thư vú di căn.

    - Một số phương pháp điều trị: Người bệnh ung thư khi xạ trị có thể bị suy yếu xương. Ngoài ra, các phẫu thuật ghép tạng, đặc biệt là ghép thận có khả năng gây hoại tử xương rất cao.

    - Một số bệnh lý: Người viêm tụy, bệnh Gaucher, HIV/AIDS, lupus ban đỏ hệ thống, hồng cầu lưỡi liềm, bệnh giảm áp (decompression sickness), ung thư… có khả năng đối mặt với nguy cơ hoại tử xương cao.

                                                                                                                      

    3. Triệu chứng

    - Đau nhức: Cảm giác đau thường là triệu chứng đầu tiên, có thể tăng dần theo thời gian.

                                                                                            

    - Giới hạn vận động: Khó khăn trong việc di chuyển hoặc sử dụng khớp bị ảnh hưởng.

    - Sưng tấy: Vùng xương bị hoại tử có thể sưng tấy.

    - Biến dạng: Nếu không được điều trị, xương có thể bị biến dạng.

    4. Cách điều trị

    - Nghỉ ngơi: Giảm hoạt động để giúp xương hồi phục.

    - Thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát cơn đau.

    - Vật lý trị liệu: Giúp cải thiện sự linh hoạt và sức mạnh của khớp.

    - Phẫu thuật: Trong một số trường hợp nặng, phẫu thuật có thể cần thiết để loại bỏ mô xương chết hoặc thay thế khớp.

                                                                                                

    - Điều trị nguyên nhân cơ bản: Nếu hoại tử xương liên quan đến bệnh lý khác, điều trị nguyên nhân đó cũng rất quan trọng.

    Nếu bạn nghi ngờ mình hoặc người khác mắc hoại tử xương, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để có chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline