https://maps.app.goo.gl/axQ98jQ4u5Um5Ajc6

Tai biến mạch máu não: Bệnh lý nguy hiểm và những điều cần biết

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ ĐÔNG Y VIỆT
Tai biến mạch máu não: Bệnh lý nguy hiểm và những điều cần biết
Ngày đăng: 7 tháng trước

    Tai biến mạch máu não: Bệnh lý nguy hiểm và những điều cần biết
    1. Nhồi máu não và xuất huyết não, màng não: 2 dạng của đột quỵ não
    Đột quỵ não là hội chứng được đặc trưng bởi sự mất đột ngột cấp tính các chức năng của não (thường khu trú) khiến vùng não đó bị thiếu oxy và dinh dưỡng, tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trước 24 giờ. Thiếu oxy não chỉ trong vòng vài phút, tế bào não sẽ chết. Vùng tế bào não bị tổn thương nặng hoặc lan rộng có thể gây tử vong cho bệnh nhân hoặc để lại di chứng nặng nề về rối loạn vận động, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác.

    Đột quỵ não được chia làm 2 loại:

    Nhồi máu não (thiếu máu não cục bộ): Chiếm 80% các ca bị đột quỵ, xảy ra khi mạch máu cung cấp cho não bị tắc bởi cục máu đông, huyết khối, hẹp xơ vữa động mạch gây ra vùng hoại tử và thiếu máu não.
    Xuất huyết não - màng não:
    Chiếm 20% các ca bị đột quỵ, xảy ra do rách thành động mạch gây ra máu chảy vào trong nhu mô não hay não thất, hay gặp do tăng huyết áp, bệnh lý tinh bột hoặc do vỡ dị dạng mạch máu não, bệnh MoyaMoya...
    Chảy máu màng não hay chảy máu khoang dưới nhện: do nguyên nhân vỡ túi phình động mạch não
    Hiện nay, người bị đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa. Một phần là do sự thay đổi về lối sống như ít vận động, làm việc với áp lực cao cùng sự xuất hiện của các bệnh lý liên quan đến mạch máu như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn lipid máu. Phần còn lại là do sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán ngày càng có độ chính xác cao hơn.

                                                                      

    2. Nguyên nhân gây nhồi máu não và xuất huyết não
    Xét nghiệm và chẩn đoán huyết áp thấp
    Tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến nhồi máu não và xuất huyết não
    2.1 Nguyên nhân gây nhồi máu não
    Có 5 nhóm nguyên nhân chính gây nhồi máu não là:

    Tắc hoặc hẹp các động mạch lớn
    Tổn thương các động mạch nhỏ gặp nhiều ở bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường.
    Nguyên nhân từ các bệnh lý tim mạch như rối loạn nhịp tim, bệnh hẹp hở van tim, suy tim ... tạo điều kiện hình thành các cục máu đông đi đến não.
    Các bệnh lý mạch máu có khả năng cao tạo cục máu đông khác như bệnh lý đông máu, bệnh tế bào máu, bất thường bẩm sinh của mạch máu.
    Có khoảng 1/4 trường hợp không tìm thấy nguyên nhân.
    2.2 Nguyên nhân gây xuất huyết não- màng não
    Xuất huyết nhu mô não, hạch nền hay não thất:

    Tăng huyết áp làm tăng áp lực quá mức lên những thành mạch đã bị tổn thương do xơ vữa động mạch.
    Người bệnh dùng thuốc kháng đông hay thuốc làm mỏng mạch máu có tăng nguy cơ ở nhóm đột quỵ xuất huyết.
    Do vỡ dị dạng động tĩnh mạch (AVM) là một thông nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch.
    Bệnh Moya moya
    Xuất huyết màng não hay xuất huyết khoang dưới nhện:

    Là dạng đột quỵ xảy ra khi mạch máu trên bề mặt của não vỡ, dẫn đến máu chảy vào khoang dưới nhện và vùng nền sọ.
    85% xuất huyết dưới nhện tự phát do vỡ túi phình mạch máu não.
    3. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị nhồi máu não và xuất huyết não, khoang dưới nhện
    Béo phì
    Béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
    Tăng huyết áp động mạch: Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Khi huyết áp tăng cao, thành mạch máu dễ bị tổn thương do áp lực dòng máu mạnh hơn. Huyết áp cao cũng làm tăng tính thấm của thành mạch đối với các lipoprotein máu, do đó làm vữa xơ động mạch phát triển dễ hình thành các tai biến.

    Đái tháo đường: Đái tháo đường làm tăng nguy cơ bị thiếu máu não cục bộ. Điều trị tốt đái tháo đường sẽ làm giảm khả năng đột quỵ thiếu máu não.

    Các bệnh lý về tim: Nhiều bệnh tim có thể tăng nguy cơ đột quỵ thiếu máu não bao gồm rung nhĩ, viêm màng trong tim, hẹp van hai lá, nhồi máu cơ tim diện rộng, bệnh cơ tim, thông liên nhĩ, phình thành nhĩ trái và phải.

    Tăng lipid máu: Tăng lipid máu làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Vì vậy để dự phòng đột quỵ người bệnh luôn phải giữ lipid máu ơ mức bình thường.

    Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ nhồi máu não. Thành phần trong thuốc lá làm giảm nồng độ HDL trong máu, gây tổn thương thành động mạch, tạo điều kiện cho vữa xơ động mạch phát triển.

    Nghiện rượu: Nghiện rượu làm tăng nguy cơ bị ngộ độc rượu cấp hoặc mãn tính - là các yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ não.

    Tai biến thiếu máu não thoáng qua và tiền sử bị đột quỵ: Thiếu máu não thoáng qua phải được chẩn đoán và điều trị tốt để dự phòng đột quỵ thiếu máu não thực sự. Nó càng xuất hiện nhiều lần khả năng xuất hiện đột quỵ loại thiếu máu não càng cao. Bệnh nhân có tiền sử đột quỵ có nguy cơ tái phát trở lại và khả năng đó cao hơn sự xuất hiện của thiếu máu não thoáng qua.

    Béo phì: Béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và như vậy có thể là yếu tố thứ phát của đột quỵ thiếu máu não thông qua bệnh tim.

    Hẹp động mạch cảnh: Bệnh xơ vữa động mạch cảnh là một trong những nguyên nhân chính của nhồi máu não trên lâm sàng. Lớp áo trong của thành mạch máu bị tổn thương tạo điều kiện thuận lợi cho dính kết tiểu cầu. Từ đó, các yếu tố đông máu của tiểu cầu và huyết tương được huy động làm dính kết các tiểu cầu và hồng cầu gây tắc mạch dần dần.

                                                                             

    4. Các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
    Đau đầu và đau nửa đầu migraine khác gì nhau?
    Chóng mặt, đau đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
    Các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, tê yếu tay chân, méo miệng, nói đớ, hôn mê, co giật... là những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.

    Khi thấy các dấu hiệu trên, cần đưa bệnh nhân vào viện sớm để khám và điều trị kịp thời. Nếu quá thời gian cửa sổ điều trị, bệnh nhân có thể xuất hiện các biến chứng dẫn đến tàn phế nặng nề.

    Nếu bệnh nhân có dấu hiệu FAST (tiếng Anh): méo miệng, tay chân yếu, thay đổi giọng nói, đưa ngay vào bệnh viện để cấp cứu kịp thời.

    Trong khi chờ xe cấp cứu, nếu người bệnh tỉnh, đặt nằm nghiêng về bên lành, đầu nâng lên nhẹ. Không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì. Kiểm tra đường thở nhằm lấy ra các dị vật hoặc lau đờm dãi trong miệng có thể gây khó thở. Nếu người bệnh liệt, khi vận chuyển cần trợ giúp và đặt nghiêng về bên lành. Nếu bệnh nhân không thấy mạch hoặc ngưng thở, cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực (80-100 lần một phút) cho đến khi tim đập lại.

    >> Xem thêm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattou Ichou của Dược sĩ, Thạc sĩ Phạm Thị Kim Dung - Dược sĩ Pha chế thuốc - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

    5. Tiên lượng và biến chứng của bệnh
    5.1. Tiên lượng bệnh
    Tỉ lệ tử vong do loại bệnh này đang giảm xuống. Theo đó, hơn 75% bệnh nhân sống sót trong năm đầu sau lần đột quỵ đầu tiên, và hơn một nửa sống sót sau 5 năm.

    Những người bị đột quỵ thiếu máu não có nhiều cơ hội sống sót hơn so với những người bị đột quỵ xuất huyết.

    Đột quỵ xuất huyết não-màng não gây ra nhiều tác động xấu đến não như phá hủy tế bào não, tăng áp lực nội sọ và co thắt mạch. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy các trường hợp sống sót của đột quỵ xuất huyết có cơ hội lớn hơn trong việc hồi phục chức năng so với đột quỵ nhồi máu.

    5.2. Biến chứng của bệnh
    Yếu liệt cơ thể và thường kèm theo đau và co cứng là những biến chứng thường gặp của bệnh.

    Phụ thuộc vào mức độ của bệnh, mà quyết định những suy yếu này có ảnh hưởng đến khả năng đi lại, đứng lên từ ghế, tự ăn uống, đến viết hay dùng máy vi tính, lái xe, và nhiều hoạt động khác hay không.

                                                                                      

    6. Phòng tránh đột quỵ
    rau xanh
    Chế độ ăn uống nhiều rau xanh tốt hơn cho tim mạch
    Điều trị nguyên nhân: Các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu cần được kiểm soát bệnh. Người bệnh cần tái khám định kỳ và điều trị theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
    Chế độ ăn uống hợp lý: Người bệnh cần giảm chất béo, giảm mặn (THA), giảm tinh bột, đường (ĐTĐ). Thay vào đó, tăng cường ăn nhiều rau xanh, thể thao mỗi ngày 30 phút, ngưng thuốc lá, rượu bia, tránh béo phì.
    Khi có các dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ, cần cho người bệnh nhập viện ngay lập tức.
    Hiện nay, Chụp cộng hưởng từ - MRI/MRA được coi là công cụ “vàng” tầm soát đột quỵ não. MRI được sử dụng để kiểm tra tình trạng hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt có giá trị trong chụp ảnh chi tiết não hoặc thần kinh cột sống. Do có độ phân giải và tương phản tốt nên hình ảnh MRI cho phép phát hiện ra các điểm bất thường ẩn sau các lớp xương mà các phương pháp tạo ảnh khác khó có thể nhận ra. MRI có thể cho kết quả chuẩn xác hơn so các kỹ thuật dùng tia X (ngoại trừ kỹ thuật chụp DSA đánh giá mạch máu) trong chẩn đoán các bệnh lý não, tim mạch, đột quỵ,... Hơn nữa, quá trình chụp bằng MRI không gây tác dụng phụ như trong chụp X-quang hay cắt lớp vi tính (CT).

                                                                                         

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline