1. Tê bì chân tay có triệu chứng như thế nào?
Tê bì tay chân là tình trạng mất cảm giác một phần hoặc toàn phần ở chân hoặc tay, do dây thần kinh gặp vấn đề khi truyền thông tin đến não. Người hay bị tê chân tay thường có những biểu hiện như:
- Tê tay chân, cảm giác như kim đâm hoặc kiến bò.
- Tê ngứa ở ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa giống như hội chứng ống cổ tay.
- Tê ngón út và áp út giống như tổn thương thần kinh trụ, kèm theo đau cứng khớp bàn tay.
- Tình trạng tê bì kéo dài khiến tay, chân mất đi cảm giác, thường gặp khi về đêm.
- Tê bì chân tay kèm theo đau mỏi cổ, vai, gáy lan xuống nửa người.
- Có cảm giác nóng ran, tê ngứa châm chích và nóng bỏng ở tứ chi giống như bệnh lý viêm đa dây thần kinh trong tiểu đường, hoặc bệnh lý tổn thương đa rễ thần kinh.
- Tê bì chân tay có thể lan đến hết cánh tay, cổ chân, cẳng chân và hạn chế vận động.
- Tay chân bị chuột rút, co thắt cơ đột ngột, dẫn đến đau nhức âm ỉ ở bắp tay hoặc bắp chân.
- Triệu chứng tê bì chân tay kiểu trung ương, kèm theo thay đổi cảm giác, phản xạ và có tổn thương thần kinh sọ.
2. Nguyên nhân gây ra tê bi chân tay
- Thiếu máu cục bộ: Thiếu máu cục bộ xảy ra khi lưu lượng máu đến các chi bị giảm, gây ra tê bì.
- Thiếu vitamin: Thiếu các vitamin như B1, B6, B12 có thể gây ra tê bì chân tay.
- Bệnh tiểu đường: Bệnh này có thể dẫn đến tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh ngoại biên), gây ra tê bì.
- Chấn thương: Chấn thương hoặc tổn thương dây thần kinh có thể gây ra tê bì ở các chi.
- Bệnh lý cột sống: Thoái hóa đốt sống cổ hoặc thoát vị đĩa đệm có thể chèn ép dây thần kinh, gây tê bì.
- Các vấn đề về tuần hoàn: Các vấn đề về tuần hoàn máu, chẳng hạn như huyết khối, cũng có thể gây ra tê bì.
3. Tê bì chân tay có nguy hiểm không
Thời gian đầu, cảm giác tê bì, ngứa ran ở chân tay không quá nghiêm trọng nên người bệnh có khuynh hướng xem nhẹ, thậm chí bỏ qua không đi khám với bác sĩ. Về lâu dài, triệu chứng trở nên nặng hơn, gây ra hàng loạt biến chứng khôn lường cho sức khỏe cũng như cuộc sống, cụ thể:
- Cảm giác đau buốt, tê nhức kéo dài khiến người bệnh mất ăn, mất ngủ và suy giảm sức khỏe nghiêm trọng.
- Ảnh hưởng đến khả năng vận động, làm cho bệnh nhân khó khăn trong sinh hoạt, làm việc và đi lại hằng ngày.
- Nếu không điều trị sớm, tê bì tay chân biến chứng sang teo cơ, liệt chi, mất khả năng vận động hoặc rối loạn tiểu tiện không tự chủ.
- Hình thành khối u ác tính chèn ép vào hệ thống dây thần kinh, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
4. Biện pháp khắc phục
1. Chờm lạnh/ nóng
Hãy chườm lạnh cho tay chân bằng túi gel hoặc đá bọc trong khăn khoảng 15 phút. Lúc này, nhiệt lạnh giúp co mạch, cải thiện tê buốt và đau nhức hiệu quả.
Ngoài chườm lạnh, bạn có thể xen kẽ chườm nóng. Đây là liệu pháp nhiệt có tác dụng giãn cơ và dây chằng, thúc đẩy lưu thông máu, từ đó giảm tê chân tay nhanh chóng. Người bệnh chỉ cần dùng chai nước ấm khoảng 60 độ, hoặc dùng đệm nóng áp lên khu vực bị tê ngứa khoảng 20 phút là được.
2. Sinh hoạt lành mạnh
Người bệnh nên chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, hướng đến lối sống lành mạnh để cải thiện tình trạng tê bì chân tay:
- Không căng thẳng, lo lắng quá mức. Hãy thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc hoặc đi du lịch, để vừa cải thiện tinh thần, vừa xoa dịu tê đau nhanh chóng.
- Nghỉ ngơi hợp lý, giảm cử động nặng hoặc sử dụng khớp tay và chân bị tê quá nhiều, nhằm hạn chế cơn đau gia tăng.
- Thực hiện bài tập nhẹ nhàng như aerobic, yoga và pilate giúp cơ thể được dẻo dai, xương khớp chắc khỏe và lưu thông máu ổn định.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung chất dinh dưỡng tốt cho hệ xương khớp, hệ thần kinh và mạch máu như vitamin D, Canxi, vitamin K, Magie hoặc thực phẩm chức năng chứa Glucosamine để giảm nguy cơ thoái hóa về sau.