https://maps.app.goo.gl/axQ98jQ4u5Um5Ajc6

Viêm da cơ địa: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ ĐÔNG Y VIỆT
Viêm da cơ địa: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Ngày đăng: 1 tháng

    1. Nguyên nhân

    Nguyên nhân của bệnh hiện vẫn chưa được tìm ra rõ nhưng qua nghiên cứu, viêm da cơ địa có thể do yếu tố di truyền, gia đình hay xuất hiện ở những người có bệnh tự miễn hay dị ứng khác như hen phế quản, viêm mũi dị ứng (60% người bị viêm da cơ địa có con cũng bị bệnh này. Nếu cả bố và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh).

                                                                                            

    Ngoài ra còn có các nguyên nhân khởi phát hoặc làm cho bệnh nặng lên như: tiếp xúc hóa chất (sơn, nhựa,..), phấn hoa, bọ nhà, khói,..; tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng (mặc quần áo dày hoặc quá bó sát, tắm nước quá nóng, ngồi quá gần lò sưởi…); dị ứng một số loại xà phòng, nước hoa, lông động vật; do thay đổi thời tiết bất thường (từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng đột ngột, thời tiết quá khô, nhiều gió hay quá lạnh…); bị nhiễm virus hoặc một số bệnh nhiễm khuẩn, stress có thể làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

    2. Triệu chứng

    Bệnh có biểu hiện rất đa dạng nhưng thường gặp một số triệu chứng chính sau (tùy theo tuổi và giai đoạn bệnh):

    - Khô da

    - Da sần, nhạy cảm, sưng do gãi

                                                                                     

    - Da dày lên, nứt nẻ và bong vảy

    - Xuất hiện các vết sưng nhỏ và khi gãi có thể chảy mủ, đặc biệt ở trên mặt, ở vùng da quanh đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân, thậm chí có thể nổi ban trên khắp cơ thể.

    - Ngứa có thể đặc biệt nghiêm trọng, nhất là vào ban đêm khiến trẻ khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.

    Biến chứng của viêm da cơ địa

    - Hen suyễn và dị ứng phấn hoa: một số nghiên cứu cho thấy, đa phần trẻ bị viêm da cơ địa cũng mắc hen suyễn và dị ứng phấn hoa.

    - Ngứa mãn tính và bong tróc da: việc gãi nhiều các vùng da ngứa làm da dày và cứng lên, thậm chí chảy máu, nhiễm trùng da

    - Viêm da tiếp xúc kích ứng: thường gặp ở những người hay phải tiếp xúc với hóa chất như xà phòng, nước tẩy rửa mạnh hay các chất diệt khuẩn,…

    - Các vấn đề liên quan đến giấc ngủ: việc ngứa và gãi liên tục ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh (rối loạn giấc ngủ, thay đổi hoạt động, dễ kích ứng, tự kỷ…).

    3. Cách điều trị

    - Dưỡng ẩm: Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để giữ ẩm cho da.

                                                                                 

    - Thuốc bôi: Các loại kem chứa corticosteroid có thể giúp giảm viêm và ngứa.

    - Thuốc kháng histamine: Có thể dùng để giảm ngứa, đặc biệt là vào ban đêm.

    - Tránh các yếu tố kích thích: Nhận diện và tránh xa các yếu tố có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng.

    - Liệu pháp ánh sáng: Đối với trường hợp nặng, bác sĩ có thể khuyên dùng liệu pháp ánh sáng.

    - Thăm khám bác sĩ: Nếu triệu chứng không cải thiện, nên tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ da liễu.

    Luôn nhớ rằng mỗi người có thể phản ứng khác nhau với các phương pháp điều trị, vì vậy việc tư vấn bác sĩ là rất quan trọng.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline