1. Nguyên nhân
Viêm họng cấp có thể là do nhiễm trùng hoặc không do nhiễm trùng. Nhưng hầu hết các trường hợp là do nhiễm trùng (virus, vi khuẩn). Trong đó đa phần các trường hợp là do virus gây ra.
Viêm họng do virus:
Thường gặp các loại virus sau:
Adenovirus: là tác nhân phổ biến nhất trong nhóm virus gây viêm họng. Thường gây sưng hạch cổ, họng đau nhưng không đỏ
Các virus cúm: các triệu chứng thường gặp có thể sốt cao, đau đầu, đau mỏi cơ toàn thân.
Epstein-Barr virus: có thể thấy sưng hạch, viêm amidan mủ
Herpes simplex virus: có thể có các vết loét miệngs khác
Virus sởi
Các loại virus khác: rhinovirus, coronavirus, virus hợp bào đường hô hấp và các virus á cúm
Viêm họng do vi khuẩn:
Liên cầu khuẩn (Streptococcus): liên cầu nhóm A là nhóm vi khuẩn thường gặp nhất. Chúng thường gây viêm amidan mủ, sốt cao, hạch sưng to. Có thể có các biến chứng nguy hiểm như thấp tim, gây ra các bệnh van tim do thấp về sau này.
Bạch hầu (Corynebacterium diphtheria): gặp ở trẻ em, là nhóm vi khuẩn phổ biến trong quá khứ, gây viêm họng rất nguy hiểm vì có thể tạo ra các giả mạc trắng làm tắc nghẽn đường thở gây suy hô hấp cho trẻ. Trong một thời gian dài bệnh bạch hầu đã bị đẩy lùi nhưng gần đây có xu hướng tăng lên vì không được tiêm phòng vacxin đầy đủ.
Các nhóm vi khuẩn ít gặp khác: Chlamydia, lậu cầu..
Viêm họng do các nguyên nhân không nhiễm trùng
Các tác nhân hóa học (hút thuốc lá, uống rượu..), ô nhiễm không khí, khói bụi, dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản…
Tác nhân môi trường: Khói thuốc, bụi, ô nhiễm không khí, và hóa chất có thể kích thích niêm mạc họng.
Dị ứng: Phấn hoa, nấm mốc, và các tác nhân dị ứng khác cũng có thể gây viêm họng.
Sức đề kháng yếu: Khi hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn.
2. Triệu chứng
Đau họng: Cảm giác đau hoặc rát ở vùng họng, có thể làm khó khăn khi nuốt.
Khó nuốt: Cảm giác đau hoặc cộm khi nuốt thức ăn hoặc nước.
Sốt: Thân nhiệt có thể tăng cao, thường từ 38°C trở lên.
Hạch bạch huyết sưng: Cảm giác đau hoặc sưng ở các hạch ở cổ.
Ho: Ho khan hoặc ho có đờm.
Mệt mỏi: Cảm thấy mệt mỏi và yếu sức.
3. Cách phòng ngừa
Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bị bệnh.
Tránh tiếp xúc gần: Hạn chế tiếp xúc với người có triệu chứng viêm họng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.
Tăng cường hệ miễn dịch: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục đều đặn, và ngủ đủ giấc.
Hạn chế tiếp xúc với tác nhân kích thích: Tránh khói thuốc, bụi bẩn, và hóa chất độc hại.
Sử dụng máy tạo ẩm: Nếu không khí quá khô, sử dụng máy tạo ẩm có thể giúp làm dịu niêm mạc họng.
Nếu triệu chứng kéo dài hoặc nặng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp.