1. Nguyên nhân
1.1. Ăn nhiều
Chế độ ăn uống và lối sống là nhân tố góp phần thúc đẩy thừa cân, béo phì. Một số nguyên nhân phổ biến nhất, bao gồm:
Tiêu thụ nhiều đồ ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh. Loại thức ăn này chứa nhiều chất béo và đường gây bệnh.
Các loại đồ uống có cồn như rượu bia thường chứa nhiều calo.
Suất ăn chứa nhiều năng lượng hơn mức cơ thể cần. Điều này thường xảy ra khi đi ăn buffet, việc ăn uống thoải mái không kiểm soát dễ dẫn đến dung nạp một lượng calo khổng lồ, gây ra bệnh.
Uống quá nhiều đồ uống có đường như nước ngọt và nước ép trái cây.
Tâm trạng thay đổi làm cho nhiều người mắc chứng rối loạn ăn uống.
Hiện thực phẩm có hàm lượng calo cao đã trở nên rẻ hơn, tiện lợi hơn và được quảng cáo, khuyến mãi rầm rộ làm cho việc ăn uống lành mạnh càng thêm phần khó khăn.
1.2. Lười vận động
Thiếu rèn luyện thể chất là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến béo phì. Nhiều người dành hầu hết thời gian trong ngày của họ cho công việc văn phòng. Ngay cả thói quen đi bộ hoặc đạp xe ngày nay cũng bị thay thế bằng việc sử dụng ô tô và xe máy.
Các xu hướng thư giãn tại nhà như xem TV, lướt internet, chơi game trên máy tính và ít tập thể dục làm tăng tỷ lệ béo phì. Nếu không hoạt động đủ để đốt cháy calo, năng lượng dư thừa sẽ không được tiêu thụ hết mà được cơ thể lưu trữ dưới dạng chất béo.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến nghị người lớn nên hoạt động thể lực ít nhất 150 phút mỗi tuần như tập aerobic cường độ vừa phải, đạp xe hoặc đi bộ. Bằng cách chia thời gian luyện tập thành các khoảng nhỏ, việc luyện tập thể trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ, với 150 phút bạn hoàn toàn có thể tập thể dục 30 phút mỗi ngày và tập 5 ngày trong một tuần.
Với những ai đang chung sống với bệnh và đang cố gắng giảm cân thì việc tập thể dục nhiều hơn mức này là điều cần thiết. Hãy bắt đầu từ từ và tăng dần số lượng bài tập cần thực hiện qua mỗi tuần.
1.3. Di truyền
Các gen liên quan đến béo phì và thừa cân sẽ ảnh hưởng đến cách cơ thể biến đổi thức ăn thành năng lượng và trữ chất béo. Gen cũng có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn lối sống. Ngoài ra, còn có một số tình trạng di truyền hiếm gặp có thể gây bệnh như hội chứng Prader-Willi. Một số đặc điểm di truyền được thừa hưởng từ cha mẹ, như hội chứng thèm ăn có thể khó khăn cho việc giảm cân.
1.4. Béo phì do nội tiết
Trong một số trường hợp, các tình trạng bệnh tiềm ẩn có thể góp phần làm tăng cân, ví dụ như bệnh suy giáp hay rối loạn nội tiết và chuyển hóa (Cushing). Tuy nhiên, nếu những tình trạng như thế này được chẩn đoán và điều trị đúng cách sẽ giúp giảm cân dễ dàng hơn.
Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất của tình trạng béo phì chính là việc gia tăng trọng lượng quá mức. Đặc biệt, cơ thể tích tụ mỡ trên mọi phân vùng, nhất là eo, bụng, bắp chân.
2. Triệu chứng
Ngoài những triệu chứng trên, những biểu hiện khác có thể gặp phải không thể bỏ qua như:
Khó ngủ khiến cơ thể thèm ăn và ăn nhiều
Cơ thể nhức mỏi, thường bị đau lưng, khớp
Huyết áp cao, cơ thể nóng hơn bình thường
Kinh nguyệt không đều, rối loạn nội tiết (ở nữ giới)
Ngủ ngáy, khó thở, giấc ngủ không đều
Da bị rạn, chảy xệ, sạm
Hay ợ nóng,…
3 Cách phòng tránh
Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế thực phẩm nhiều đường và chất béo bão hòa.
Vận động thường xuyên: Thực hiện ít nhất 150 phút hoạt động thể chất mỗi tuần, như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc đạp xe.
Theo dõi cân nặng: Giữ cân nặng ổn định và theo dõi thường xuyên.
Quản lý stress: Tìm các phương pháp giảm stress như yoga, thiền hoặc sở thích cá nhân.
Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ từ 7-9 giờ mỗi đêm để cơ thể được phục hồi và điều chỉnh hormone.
Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa này không chỉ giúp giảm nguy cơ béo phì mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể