Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì ?
Bệnh mất ngủ nếu diễn ra thường xuyên phản ánh tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Mất ngủ nhiều trong ngày khiến cơ thể mệt mỏi, lừ đừ, không đủ năng lượng để hoạt động ban ngày.
1. Mất ngủ là bệnh gì?
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể bởi giấc ngủ giúp cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng.
Một người bình thường có thời gian ngủ trung bình khoảng 7 - 8 giờ mỗi đêm, hoặc có thể dao động từ 4 - 11 giờ. Một giấc ngủ có chất lượng là phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như: đủ giờ, đủ sâu và quan trọng là cảm thấy khoẻ khoắn, tỉnh táo khi thức dậy... Một số khảo sát cho thấy thời gian ngủ trung bình của con người giảm dần theo tuổi tác..
Mất ngủ có nhiều dạng bao gồm: Khó ngủ, ngủ không ngon giấc, thức dậy nhiều lần trong khi ngủ.
2. Những dấu hiệu của bệnh mất ngủ
Mất ngủ thường có những dấu hiệu sau:
- Khó ngủ.
- Khó duy trì giấc ngủ.
- Thức dậy sớm.
- Không thấy tỉnh táo hoặc thấy mệt sau khi thức dậy.
- Tỉnh giấc nhiều lần khi ngủ và khó ngủ lại.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ
Bệnh mất ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, nếu chỉ bị mất ngủ thoáng qua thì có thể là do một số nguyên nhân sau:
- Căng thẳng, stress.
- Bị rối loạn giờ thức và ngủ trong ngày vì thay đổi lịch làm việc hoặc do chênh lệch múi giờ.
- Sử dụng các chất gây nghiện và kích thích như: Cà phê, trà, thuốc lá, rượu,...
- Ăn quá no trước giờ đi ngủ, gây nặng bụng, khó tiêu, ợ hơi.
- Các yếu tố về môi trường ngủ xung quanh như: có quá nhiều ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm ...
4. Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?
Nếu không phải do những nguyên nhân trên gây ra bệnh mất ngủ, đồng thời bị mất ngủ trong thời gian dài mà không chấm dứt thì có thể đó là mất ngủ mãn tính. Nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ mãn tính có thể là do người bệnh bị gặp vấn đề về sức khỏe hoặc bị mắc một số bệnh sau:
- Bệnh dị ứng: Trong không khí có các chất gây dị ứng làm viêm đường mũi và kích hoạt sản xuất các chất gây nghẹt mũi. Những triệu chứng này xảy ra vào cả ban ngày và ban đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ nghiêm trọng, gây ra bệnh mất ngủ.
- Bệnh viêm khớp: Những người bị viêm khớp gặp khó khăn khi ngủ. Viêm khớp và giấc ngủ tạo ra một vòng luẩn quẩn, bởi bệnh gây ra viêm và lo lắng, khiến người bệnh không ngủ được... Việc thiếu ngủ cũng có thể làm tăng triệu chứng viêm khớp và gây đau.
- Bệnh tim: Bệnh động mạch vành và các vấn đề khác liên quan đến tim và phổi khác cũng là những nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ.
- Các vấn đề về tuyến giáp: Tuyến giáp hoạt động quá mức làm các chức năng trao đổi chất khác của cơ thể tăng tốc, khiến người bệnh cảm thấy bồn chồn và tràn đầy năng lượng, gây cản trở khả năng thư giãn và chìm vào giấc ngủ.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Đây là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ đối với những người nằm trong độ tuổi từ 45 đến 64. Triệu chứng của bệnh dạ dày trào ngược là ợ nóng, ho và nghẹt thở khi nằm xuống. Một số triệu chứng khác như viêm nướu, đau họng, ợ hơi và hôi miệng. Chính những triệu chứng này gây ra bệnh mất ngủ.
- Thay đổi nội tiết tố: Độ tuổi trung bình ở phụ nữ mãn kinh là 50 tuổi. Ở giai đoạn này, sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến phụ nữ ngủ không ngon giấc.
- Ngoài ra, bệnh mất ngủ mãn tính có thể liên quan đến một số bệnh lý tâm thần như: trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn stress sau chấn thương, nghiện (rượu và các chất dạng thuốc phiện) tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ.
- Các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ khác như: ngưng thở khi ngủ, ác mộng, mộng du, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ ... cũng gây ra bệnh mất ngủ.
5. Tác hại của bệnh mất ngủ
- Dù là bị mất ngủ thoáng qua hay là mất ngủ mãn tính đều gây ra những tác hại như:
- Tinh thần không tươi tỉnh, tỉnh táo, thường xuyên thấy buồn ngủ, kém linh hoạt.
- Cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt, giảm khả năng tập trung chú ý, trầm cảm.
- Ảnh hưởng đến khả năng làm việc và học tập, tinh thần không tỉnh táo dễ gây ra tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc ...
Điều trị bệnh mất ngủ chủ yếu là điều trị các triệu chứng. Nếu xác định được nguyên nhân gây mất ngủ thì kết hợp thêm điều trị nguyên nhân. Để chẩn đoán xác định và chỉ định điều trị, người bệnh cần có sự tư vấn và ý kiến của bác sĩ.
Nguyên tắc điều trị bệnh mất ngủ như sau:
- Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ: Cần tìm hiểu nguyên nhân gây mất ngủ là gì, ví dụ như uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, ăn quá no vào buổi tối trước khi đi ngủ, thay đổi múi giờ quá lớn, căng thẳng trong công việc... Sau khi tìm được nguyên nhân, người bệnh có thể tự điều chỉnh mà không cần dùng thuốc.
- Chuẩn bị giấc ngủ: Tạo tâm trạng thư thái, thoải mái trước khi ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn, mền, trải giường sạch sẽ v.v...
- Điều trị bằng thuốc: Một số loại thuốc có thể sử dụng để điều trị bệnh mất ngủ như các loại thuộc nhóm benzodiazepin. Tuy nhiên, khi sử dụng phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc khác không thuộc nhóm benzodiazepin đa phần là thuốc mới, người bệnh có thể tự mua mà không cần kê toa (Melatonin, Ramelteon). Một số thuốc chống trầm cảm và chống lo âu cũng được sử dụng cho những bệnh nhân bị mất ngủ có biểu hiện của bệnh trầm cảm. Một số loại thuốc chống loạn thần cũng có hiệu quả tốt tuy nhiên ít được khuyến khích sử dụng để điều trị bệnh mất ngủ. Ngoài ra, các loại dược thảo đông y cũng có tác dụng cải thiện giấc ngủ như tim sen, lá vông ...
- Điều trị bằng các liệu pháp tâm lý: Hãy để giấc ngủ đến một cách nhẹ nhàng. Tạm thời gác lại các suy nghĩ, lo lắng và công việc trước giờ đi ngủ. Nếu không ngủ được sau khoảng 10 - 15 phút thì có thể tập một vài động tác nhẹ nhàng, thư giãn, tắm nước ấm, nghe nhạc nhẹ, ... sẽ giúp hạn chế triệu chứng của bệnh mất ngủ.
6. Châm cứu trị mất ngủ
Châm cứu trị mất ngủ là phương pháp Y học Cổ truyền áp dụng y lý Đông y. Châm cứu sử dụng kim châm đâm vào các huyệt đạo trên cơ thể giúp lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch chữa chứng mất ngủ.
Còn theo Y học hiện đại, châm cứu giúp sản sinh hormone serotonin tạo cảm giác an thần và endorphin giúp giảm căng thẳng, ngủ ngon giấc. Bên cạnh đó, châm cứu kích thích cung phản xạ gây buồn ngủ khiến cơ thể muốn đi ngủ và ngủ sâu hơn.
Châm cứu trị mất ngủ là gì?
Nguyên nhân gây mất ngủ
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ bao gồm:
- Áp lực cuộc sống, các sự kiện căng thẳng diễn ra trong ngày khiến bạn thấy khó ngủ.
- Thói quen sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ.
- Ăn quá nhiều vào tối trước khi đi ngủ,
- Môi trường ngủ không thoải mái như ồn ào, nhiệt độ cao, nhiều ánh sáng,...
- Thay đổi múi giờ, làm gián đoạn nhịp sinh học dẫn đến mất ngủ.
- Sử dụng thuốc ảnh hưởng đến giấc ngủ như thuốc hen suyễn, giảm đau, dị ứng, các loại thuốc có chứa caffeine.
- Đang mắc phải các bệnh như cường giáp, bệnh parkinson và Alzheimer,...
- Cơ thể ít vận động trong ngày cũng có thể gây mất ngủ.
Hiệu quả của châm cứu trị mất ngủ như thế nào?
Tùy vào thể trạng mỗi con người nên thời gian châm cứu có hiệu quả cũng khác nhau. Có người chỉ sau 2 - 3 buổi trị liệu đã cải thiện tình trạng mất ngủ 70 - 80%. Nhưng cũng có người trị liệu trên 10 buổi mới có kết quả.
Để đạt hiệu quả điều trị mất ngủ, bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời kết hợp với phương pháp bấm huyệt hay sử dụng thảo dược tự nhiên để chữa mất ngủ tốt nhất.
Phác đồ châm cứu trị mất ngủ như thế nào?
Dựa vào nguyên nhân gay mất ngủmà bác sĩ sẽ có cách châm cứu theo từng huyệt vị khác nhau:
- Mất ngủ do tâm huyết hư: Châm cứu vào Thần môn, Trung đô, Huyết hải, Nội quan, Tâm du, Cách du, Thái xung.
- Mất ngủ do Tâm – Tỳ: Châm cứu vào huyệt Tam âm giao, Thận du, Cách du, Thái bạch, Nội quan, Tâm du, Túc tam lý.
- Mất ngủ do Tâm – Thận: Châm cứu vào huyệt Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Thái khê.
- Mất ngủ do Can huyết hư: Châm cứu vào huyệt Cách du, Thái xung, Can du, Huyết hải, Tam âm giao.
- Mất ngủ do Thận âm hư – Can: Châm cứu vào huyệt Tả bách hội, Thận du, Thái xung, Tam âm giao, Quan nguyên, Khí hải, Khâu hư.
- Mất ngủ do vị khí không điều hòa: Châm cứu vào huyệt Trung quản, Thiên khu, Nội quan, Vị du, Tả thiên đột, Thái bạch, Tam âm giao, Túc tam lý, Tỳ du.
Tuỳ vào triệu chứng mất ngủ mà châm cứu vào các huyệt đạo khác nhau
Các huyệt đạo tác động đến giấc ngủ
Các loại huyệt đạo chính được sử dụng trong châm cứu điều trị mất ngủ như sau:
- Huyệt Tam Âm Giao: nằm trên mắt cá chân tác động đến gan và thận.
- Huyệt Chương Môn: Nằm ở xương sườn tự do thứ 11.
- Huyệt Thái Xung: Nằm giữa khe ngón chân cái và ngón chân trỏ.
- Huyệt Thái Khê: Nằm ở chỗ lõm của mắt cá chân.
- Huyệt Bách Hội: Nằm giữa đỉnh đầu.
- Huyệt Nội Quan: Nằm ở khe mạch của tay.
- Huyệt An Miên: Trên mắt cá chân lên 4 – 5 phân.
Những lưu ý khi châm cứu trị mất ngủ
Vì châm cứu đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận để chọn đúng huyệt đạo đem lại hiệu quả tốt nhất. Do đó bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Lựa chọn phòng khám uy tín.
- Cần nhận tư vấn đầy đủ, cụ thể trước khi thực hiện châm cứu
- Không tự ý châm cứu tại nhà, nếu chọn sai huyệt đạo có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
- Kết hợp chế độ dinh dưỡng, vận động để việc chữa trị mất ngủ hiệu quả hơn.
Bài viết trên đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi “châm cứu điều trị mất ngủ " có hiệu quả không?” Bên cạnh việc châm cứu, để đạt được kết quả như mong đợi bạn cần kết hợp nhiều phương pháp khác như ăn uống, tập luyện, giữ tinh thần thoải mái,... Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu thêm về hiệu quả và cách châm cứu chữa mất ngủ.