https://maps.app.goo.gl/axQ98jQ4u5Um5Ajc6

Châm Cứu Chữa Động Kinh Co Giật

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ ĐÔNG Y VIỆT
Châm Cứu Chữa Động Kinh Co Giật
Ngày đăng: 6 tháng trước

    Châm Cứu Chữa Động Kinh Co Giật

    Động kinh là gì?

    Theo y học hiện đại

    Động kinh là một rối loạn của hệ thống thần kinh trung ương (thần kinh) trong đó hoạt động của não bị thay đổi, gây ra co giật hoặc thời gian hành vi và cảm giác bất thường và đôi khi là mất ý thức trong thời gian ngắn.

                                      

    Theo y học cổ truyền

    Theo đông y cơn động kinh thuộc phạm vi chứng điên giản, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, tùy theo thể bệnh mà có phương pháp điều trị.

    Nguyên nhân động kinh

    Theo Y học hiện đại, động kinh có thể chia làm 2 loại: động kinh là cơn động kinh do tổn thương thực thể ở não gây ra và động kinh nguyên phát (vô căn) là cơn động kinh không do hoặc chưa tìm thấy tổn thương ở não.

    Theo các Y văn cổ, phát sinh bệnh chủ yếu là do sự rối loạn chức năng của các tạng Tâm, Can, Tỳ, Thận gây nên sự rối loạn tạm thời của âm dương, sinh khí nghịch, đàm ủng tắc, hỏa viêm phong động, bế lấp thanh khiếu.

    Về các nguyên nhân và sự thay đổi bệnh lý có thể nhận thức như sau:

    Cơ thể vốn hư

    Tâm chủ huyết mạch. Do lao động, nghĩ ngợi nhiều làm tổn hao tâm huyết, tâm huyết không đủ thì thần không được nuôi dưỡng, thận hư thì can huyết kém, tỳ hư vận hóa suy giảm, tinh khí không đủ dưỡng não đều là những nguyên nhân làm cho chức năng não rối loạn sinh bệnh.

    Đàm trọc ứ tụ

    Do ẩm thực không điều độ, tỳ khí hư thì đàm trọc nội tụ, tình khí không điều hòa, can khí uất thì can phong động sinh cơn co giật, can khí nghịch đưa đàm lên che lấp thanh khiếu (đàm mê tâm khiếu) sinh mê man bất tỉnh.

    Ngoại cảm lục dâm

    Ngoại phong kích động nội phong, can phong động sinh co giật. Can khí uất, tỳ khí suy giảm (can khắc tỳ) đàm trọc nội sinh, can khí uất hóa hỏa sinh phong, phong đàm nhiễu tâm, sinh hôn mê co giật.

    Huyết ứ nội tụ

    Té ngã, chấn thương sản khoa gây ứ huyết nội tụ gây tắc não khí, thần chí hôn mê, huyết ứ sinh huyết hư không dưỡng can, sinh can phong nội động gây co giật.

    Triệu chứng lâm sàng

    Triệu chứng bệnh động kinh rất phức tạp. Y học hiện đại hiện phân làm 5 loại, tóm tắt như sau:

    Cơn lớn (grand mal)

    Có đặc điểm chính là co giật toàn thân và mất ý thức. Đột quỵ, cơn không định kỳ, bất tỉnh, hàm răng nghiến chặt, mắt trợn ngược, sắc mặt tái nhợt hoặc tím xạm, mũi miệng phát âm tiếng dị thường, miệng sùi bọt mép, chân tay co giật, tiêu tiểu không tự chủ, một lúc sau tỉnh lại như người bình thường, không nhớ được những gì đã xảy ra.

    Cơn nhỏ (petit mal)

    Mất ý thức tạm thời rồi tỉnh, chân tay không co giật.

    Cơn cục bộ

    Có triệu chứng cục bộ như cơn co giật cơ cục bộ hoặc cảm giác khác thường.

    Cơn tâm thần vận động

    Đột nhiên có cơn trạng thái tinh thần hoặc vận động bất thường.

    Cơn liên tục

    Cơn lớn liên tục trong một thời gian ngắn, dễ gây nguy hiểm cho tính mạng.

    Chẩn đoán

    Đặc điểm chủ yếu của bệnh là lên cơn đột ngột, ngắn và tái phát nhiều lần, có những rối loạn về ý thức, cảm giác và chức năng thần kinh thực vật, giữa 2 cơn hoạt động của cơ thể là bình thường và không nhớ được những gì đã xảy ra.

    Thường lên cơn vào những lúc tinh thần bị kích động, căng thẳng, sợ hãi, lao động quá sức, ăn uống quá đà hoặc đến kỳ hành kinh.

    Điện não đồ có thể giúp phân biệt các thể bệnh.

    Hỏi kỹ bệnh sử, khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm máu, phân, nước tiểu, X quang, chụp mạch máu não, CT…có thể giúp phát hiện những nguyên nhân của bệnh, giúp xác định chẩn đoán.

    Dùng thuốc trị cơn động kinh thường có kết quả tốt.

    Cần phân biệt động kinh với cơn đột quỵ (do tai biến mạch não) và chứng kinh phong.

    Đột quỵ phải được cấp cứu mới tỉnh và sau khi tỉnh thường kèm theo liệt nửa người và các triệu chứng thần kinh khác.

    Kinh phong co giật thường thân mình co cứng, lưng đòn gánh và kèm theo sốt, khó tỉnh lại bình thường.

    Các thể bệnh động kinh theo đông y

    Can phong đàm trọc

    Triệu chứng chủ yếu: Trước khi lên cơn, bệnh nhân có cảm giác váng đầu, chóng mặt, ngực tức, mệt mỏi, tinh thần nôn nao, đột nhiên kêu lên và ngã gục, bất tỉnh, sắc mặt tái nhợt, hàm răng nghiến chặt, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, tay chân run giật, tiêu tiểu không tự chủ, tạm thời mất ý thức, hai mắt dại, không nói được, vật đang cầm buông rơi, chất lưỡi hồng nhạt, rêu nhầy, mạch huyền hoạt.

    Phép trị: Hóa đàm, tức phong, khai khiếu, định kinh.

    Bài thuốc: Định giản hoàn gia giảm.

    Thiên ma, Đởm Nam tinh, Bán hạ, Trần bì, Mạch động đều 10g, Phục thần, Viễn chí, Xương bồ đều 15g, Bạch cương tàm 12g, Toàn yết 6g, Hổ phách 12g (hòa uống), đàm khó khạc gia Toàn qua lâu 30g, đàm rãi loãng trong gia Can khương 5g.

    Can hỏa hạp đàm

    Triệu chứng chủ yếu: Ngày thường tính tình nóng nảy, bứt rứt khó ngủ, miệng đắng, họng khô, đại tiện táo kết, lúc lên cơn ngã bất tỉnh chân tay co giật, miệng đầy nước rãi, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác.

    Phép trị: Thanh can tả hỏa, hóa đàm, khai khiếu.

    Bài thuốc: Long đởm tả can thang hợp Đạo đàm thang gia giảm.
    Long đởm thảo, Đởm nam tinh, Chỉ thực, Bán hạ đều 10g, Phục thần, Viễn chí, Thạch xương bồ đều 15g, Bạch cương tàm 12g, Câu đằng 20g, Toàn yết 6g. Đại tiện táo gia sinh Đại hoàng 5g (cho sau), đàm dính gia nước Trúc lịch 10 ml hòa uống.

    Huyết che thanh khiếu

    Triệu chứng chủ yếu: Có tiền sử té ngã hoặc đột quỵ, đầu đau như kim đâm, vị trí thường cố định, lúc lên cơn hôn mê ngã quỵ, chân tay co giật, chất lưỡi tím thâm hoặc có ban tím, mạch sáp hoặc khẩn.

    Phép trị: Hoạt huyết hóa ứ, tức phong chỉ kinh.

    Bài thuốc: Thông khiếu hoạt huyết thang.

    Xích thược 15g, Xuyên khung 12g, Đào nhân 10g, Thiên ma 10g, Cương tàm 20g, Toàn yết 6g, Ngô công 4 con, Đơn sâm 20g. Đại tiện táo gia sinh Đại hoàng 5g (cho sau), đàm nhiều gia Đởm nam tinh 12g.

    Can thận âm hư

    Triệu chứng chủ yếu: Thời gian mắc bệnh đã lâu, lưng đau gối mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ nhiều mộng, trí nhớ giảm sút, hồi hộp bứt rứt, lòng bàn chân tay nóng, miệng lưỡi khô táo, đại tiện bón, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.

    Phép trị: Tư thận dưỡng can, tiềm dương, tức phong.

    Bài thuốc: Đại định phong châu thang gia giảm.

    Sinh địa 30g, Mạch môn 12g, A giao 10g (hòa tan uống), Kê tử hoàng 1 cái, Quy bản (tẩm giấm) 30g, sinh Mẫu lệ 20g, Miết giáp (tẩm giấm) 30g, Bạch thược 15g, Ngũ vị tử 10g, Hỏa ma nhân 10g. Bứt rứt, người nóng gia Long đởm thảo 10g, Đăng tâm thảo 3g, ăn kém tiêu gia Sơn tra, sao Mạch nha, Thần khúc đều 10g.

    Vị hư nhược

    Triệu chứng chủ yếu: Động kinh kéo dài đã lâu, người bệnh mệt mỏi, sắc mặt xạm, hoa mắt chóng mặt, chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu lỏng, chất lưỡi hồng nhạt, mạch tế nhược.

    Phép trị: Kiện tỳ ích khí, hòa vị giáng nghịch.

    Bài thuốc: Lục quân tử thang gia vị.

    Đảng sâm 15g, Bạch truật 12g, Phục linh 20g, Bán hạ 10g, Quất hồng 10g, Sinh long 30g, Mẫu lệ 30g, Câu đằng 30g, Cương tàm 15g, Cam thảo 6g. Đàm nhiều gia Thạch xương bồ 12g, Đởm nam tinh 12g, Viễn chí 6g, nôn ói bụng đầy gia Chỉ xác 10g, Trúc nhự 6g.

    Tâm huyết hư suy

    Triệu chứng chủ yếu: Người bệnh vốn hụt hơi, hồi hộp, mất ngủ, nhiều mộng, váng đầu hay quên, miệng đắng họng khô, lúc lên cơn tinh thần bối rối, đi lại vu vơ, miệng nói lẩm nhẩm hoặc hưng phấn bực bội, không nhận ra là ai, chất lưỡi nhạt, mạch tế sác.

    Phép trị: Dưỡng huyết an thần, bình can tức phong.

    Bài thuốc: Toan táo nhân thang hợp Cam mạch đại táo thang gia giảm.
    Toan táo nhân, Phục thần, Sinh địa, Tiểu mạch đều 30g, Đương quy 12g, Đảng sâm 12g, Cam thảo 12g, Đại táo 10 quả, Hoàng liên 6g, co giật nhiều gia Toàn yết 10g, Cương tàm 15g, Ngô công 4 con, đại tiện táo gia sinh Đại hoàng 6g, Mang tiêu 10g hòa uống, Chỉ xác 10g.

    Tuy trong lâm sàng điều trị bệnh thường gặp 6 thể bệnh trên đây, nhưng cũng cần tìm hiểu kỹ những nguyên nhân của bệnh một cách chính xác như bệnh động kinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như di chứng của những bệnh não: viêm não, não úng thủy, tai biến mạch máu não, sán lãi ở não, chấn thương sọ não do té ngã, do sinh, do vết thương chiến tranh hoặc không rõ nguyên nhân, đều cần được xác định trong chẩn đoán để có sự kết hợp Đông Tây y trong điều trị thì kết quả mới được như mong muốn.

    Châm cứu chữa động kinh

    Lúc lên cơn:

    Phép trị: Trừ đàm, khai khiếu, giải kinh, bình can tức phong.

    Chọn huyệt: Bách hội, Phong phủ, Đại chùy, Hậu khê, Yêu kỳ.

    Biện chứng phối huyệt: Hôn mê gia Nhân trung, Thập tuyên, Dũng tuyền; hàm răng nghiến chặt gia Hạ quan, Giáp xa; cơn về đêm gia Chiếu hải, ban ngày gia Thân mạch, cơn nhỏ phối hợp Thần môn, Nội quan, Thần đình; cơn cục bộ phối hợp Hợp cốc, Thái xung, Cự khuyết.

    Cách châm: Tùy theo tình hình bệnh, mỗi lần chọn 4 – 5 huyệt, đang lúc lên cơn dùng kích thích mạnh, hết cơn có thể châm bổ hay tả tùy tình hình bệnh, châm mỗi ngày hay 2 ngày 1 lần, có thể phối hợp điện châm.

    Giải thích tác dụng của huyệt:

    Bạch hội là huyệt hội các kinh dương, nơi thanh dương hội tụ nên có tác dụng tỉnh não khai khiếu.

    Phong phủ thuộc Đốc mạch có tác dụng tức phong giải kinh.

    Đại chùy là huyệt giao hội của 6 kinh dương tay chân với Đốc mạch, có tác dụng thanh tiết giáng nghịch.

    Hậu khê là huyệt kinh nghiệm trị động kinh.

    Yêu kỳ là huyệt ngoài kinh, vị trí ở mạch Đốc chuyên trị động kinh.

    Ban ngày lên cơn là bệnh ở Dương kiểu nên dùng huyệt Thân mạch, ban đêm bệnh ở Âm kiểu thì huyệt Chiếu hải. Cơn nhỏ phối hợp Thần môn, Nội quan, Thần đình để an thần tỉnh não; cơn cục bộ phối hợp Hợp cốc, Thái xung để khai tứ quan điều hòa khí huyết thêm Dương lăng tuyềnđể thư cân, Tam âm giao điều khí của 3 kinh âm. Cơn tâm thần vận động dùng Phong long để thông ngực giáng đàm, Giản sử để tỉnh thần.

    Lúc bệnh ổn định:

    Cần phân biệt hư thực. Đối với thực chứng dùng phép tức phong hóa đàm là chính, đối với hư chứng thì lấy kiện tỳ dưỡng tâm làm chủ.

    Phép châm:

    Chọn huyệt:

    Chứng hư: Thần môn, Nội quan, Túc tam lý, Âm lăng tuyền, Tam âm giao, Thái khê, Trung quản, Cự khuyết.

    Thực chứng: Phong phủ, Đại chùy, Cưu vỹ, Phong long, Thái xung.

    Tùy chứng phối huyệt:

    Sau khi lên cơn, người mệt: cứu Khí hải; trí lực giảm sút, tinh thần lú lẫn: gia Thận du, Quan nguyên (cứu). Mỗi lần chọn 4 – 5 huyệt. Cưu vỹ, Cự khuyết: châm nông, kích thích nhẹ.

    Tác dụng của huyệt:

    Thần môn là nguyên huyệt của Tâm, dưỡng tâm an thần.

    Nội quan: huyệt lạc của kinh Tâm bào thông với Âm duy mạch, lý khí thông trung tiêu.

    Túc tam lý là huyệt hợp của kinh Vị, huyệt cường tráng cơ thể, có tác dụng bổ trung, cường tráng, hóa đàm lợi thấp.

    Âm lăng tuyền: huyệt của kinh Tỳ, hợp dùng với Tam âm giao có tác dụng kiện tỳ hóa đàm, thông điều can thận.

    Thái khê: huyệt nguyên của kinh Thận có tác dụng kiện thận bổ não.

    Trung quản là mộ huyệt của Vị, hòa vị khoát đàm.

    Cự khuyết: mộ huyệt của Tâm, dưỡng tâm an thần.

    Cưu vỹ thuộc mạch Nhâm, giáng khí giải uất là huyệt chủ yếu trị động kinh.

    Phong long, Thái xung: hóa đàm, bình can.

    Phép cứu:

    Chọn huyệt: Đại chùy, Thận du, Túc tam lý, Phong long, Giản sử, Yêu kỳ.

    Cách cứu: Mỗi lần chọn dùng 1 – 2 huyệt, dùng cách cứu làm chủ, 30 ngày cứu 1 lần, chọn dùng thay đổi các huyệt trên, 1 liệu trình 4 lần cứu.

    Điện châm:

    Chọn huyệt như thể châm.

    Mỗi lần chọn 1 – 2 nhóm huyệt, dùng xung điện kích thích 20 – 30 phút, cách nhật. Một liệu trình 10 lần điện châm, nghỉ 1 – 2 tuần, tùy tình hình bệnh mà tiếp tục liệu trình tiếp theo.

    Thủy châm:

    Chọn huyệt: Nội quan, Túc tam lý, Phong long, Tam âm giao, Đại chùy, Thận du.

    Cách thủy châm: Thường dùng các loại thuốc như Vitamin B1, Vitamin B12, Becozyme hoặc các dịch chích thuốc Đông y như Sinh địa, Bổ cốt chỉ, Đương quy … mỗi lần chích 0,5 – 1 ml, mỗi lần chọn dùng 2 – 3 huyệt, chích thuốc cách nhật, 1 liệu trình 10 lần chích.

    Nhĩ châm:

    Chọn huyệt: Tâm, Can, Thận, Tỳ, Vị, Thần môn, Chẫm, Thân não, Dưới vỏ não.

    Cách châm: Mỗi lần chọn châm 2 – 3 huyệt, thỉnh thoảng vê kim hoặc dùng điện châm, chôn kim lưu 2 – 5 ngày.

    Đầu châm:

    Tùy theo tình hình lên cơn, chọn các khu động kinh, vận động, khu cảm giác … dùng kim 2 thốn số 28, lưu kim 30 phút, trong thời gian lưu kim, vê kim hoặc thêm điện châm tăng cường kích thích.

    Mong là qua bài viết này có thẻ giúp mọi người biết nhiều hơn về bệnh động kinh và các phương pháp diều trị động kinh bằng y học cổ truyền ,

    *ĐÔNG Y VIỆT*

    Chuyên điều theo phương pháp y học cổ truyền .

    #thoát_vị_cột_sống_cổ #thoát_vị_cột_sống_lưng

    #đau_lưng #Thoát_vị_c4c5c6c7 #Thoát_vị_l4l5s1 #đau_cổ_vai_gáy #đai_lưng

    #cơ_sở_điều_trị_cơ_xương_khớp_tốt, #thoát_vị_đĩa_đệm,#Điều_trị_thoát_vị_đĩa_đệm,

    #thoái_hóa_cột_sông,#Các_vấn_đề_về_xương_khớp

    ☎️Nếu có thắc mắc liên hệ số: 0388.973.514 để được tư vấn

    #dongyviet

    #xoabop

    #chamcuu

    #vatlytrilieu

    #mayxongngaicuu

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline