Phương pháp châm cứu chữa ngón tay cò súng !
Ngón tay cò súng là gì?
Ngón tay cò súng là tình trạng ảnh hưởng đến một hoặc nhiều gân của bàn tay. Nó gây khó khăn cho việc uốn cong ngón tay hoặc ngón cái.
Vì một lí do nào đó khiến cho gân bị sưng lên. Nó mắc kẹt lại trong vỏ bọc gân nơi nó chạy qua. Điều này có thể gây khó khăn cho việc gập duỗi ngón tay hoặc ngón cái và có thể dẫn đến cảm giác nhấp chuột.
Ngón tay cò súng còn được biết như là tình trạng viêm bao gân. Nó thường ảnh hưởng đến ngón tay cái, ngón đeo nhẫn hoặc ngón út. Nó gây ảnh hưởng đến một hoặc nhiều ngón tay ở cả hai tay. Tuy nhiên nó thường phổ biến hơn ở tay phải. Có thể là do hầu hết mọi người đều thuận tay phải.
Ở một số người, ngón tay cò súng có thể thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không điều trị, có khả năng ngón tay hoặc ngón cái bị ảnh hưởng có thể bị gập vĩnh viễn. Lâu ngày nó khiến việc thực hiện các công việc hàng ngày trở nên khó khăn. Trước khi tìm hiểu các phương pháp châm cứu chữa ngón tay cò súng, chúng ta hãy cùng điểm qua nguyên nhân và triệu chứng của bệnh này.
Nguyên nhân
Ngón tay cò súng xảy ra nếu có vấn đề với gân hoặc vỏ bọc gân. Chẳng hạn như viêm và sưng. Gân không còn có thể trượt dễ dàng qua lớp vỏ bọc. Va nó có thể tập hợp lại tạo thành một cục nhỏ (nốt sần). Điều này làm cho việc gập ngón tay hoặc ngón cái trở nên khó khăn. Nếu gân bị dính vào vỏ bọc gân bên ngoài, khi duỗi ngón tay có thể gây đau tại điểm dính.
Nguyên nhân chính xác gây ra những vấn đề này xảy ra vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể. Nhưng một số yếu tố có thể làm tăng khả năng phát triển ngón tay cò súng. Ví dụ, nó phổ biến hơn ở phụ nữ; những người trên 40 tuổi và những người mắc một số bệnh lý nhất định.
Một tình trạng khác liên quan đến bàn tay được gọi là chứng “co cứng Dupuytren” cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển ngón tay cò súng. Trong chứng “co cứng Dupuytren”, mô liên kết trong lòng bàn tay dày lên, khiến 1 hoặc nhiều ngón tay co vào lòng bàn tay. Các tình trạng bệnh lý kéo dài, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và viêm khớp dạng thấp, đôi khi cũng liên quan đến ngón tay cò súng.
Triệu chứng
Các triệu chứng của ngón tay cò súng có thể bao gồm đau ở gốc ngón tay hoặc ngón cái khi bạn gập duỗi hoặc ấn vào nó. Hoặc có tình trạng cứng hoặc nhấp khi bạn di chuyển ngón tay hoặc ngón cái, đặc biệt là vào buổi sáng.
Nếu tình trạng trở nên tồi tệ hơn, ngón tay của bạn có thể bị kẹt ở tư thế gập và sau đó đột ngột duỗi thẳng ra. Cuối cùng, nó có thể không hoàn toàn gập hoặc duỗi. Ngươi bệnh hãy gặp bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể đang gặp tình trạng ngón tay cò súng. Họ sẽ kiểm tra bàn tay của bạn và tư vấn cho bạn về phương pháp điều trị thích hợp.
Tác dụng của châm cứu trong điều trị ngón tay cò súng
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng châm cứu chữa ngón tay cò súng là một phương pháp điều trị có hiệu quả. Các kết quả đã cho thấy châm cứu chữa bệnh này có thể làm giảm tình trạng viêm, sưng màng hoạt dịch của bao gân. Mức độ đau được cải thiện đáng kể qua một vài lần châm cứu chữa ngón tay cò súng đầu tiên. Tình trạng giật ngón tay cũng ghi nhận cải thiện trong những lần châm đầu tiên.
Cách châm cứu chữa ngón tay cò súng
Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa ngón tay cò súng. Trong Đông y có các phương pháp như: châm cứu, cấy chỉ giúp giảm đau tiêu viêm. Phương pháp châm cứu chữa ngón tay cò súng hay được sử dụng trên lâm sàng. Trong đó bác sĩ dựa vào quyết định của mình qua quá trình thăm khám mà lựa chọn phác đồ huyệt phù hợp. Chủ yếu hay chọn những huyệt xung quanh điểm đau, tiến hành châm đắc khí, sau đó gài điện. Ngoài ra còn có châm cứu theo trường phái Đổng thị vô cùng hiệu quả. Lựa chọn huyệt theo trường phái này thường là huyệt Ngũ Hổ.
Việc lựa chọn phác đồ huyệt, cách châm cứu chữa ngón tay cò súng tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân. Dựa vào thăm khám chẩn đoán và đưa ra quyết định từ bác sĩ. Mục đích cuối cùng là mang lại điều trị đạt hiệu quả cao cho người bệnh.
Lưu ý khi lựa chọn châm cứu chữa ngón tay cò súng
Bệnh nhân gặp phải tình trạng trên, có nhu cầu khám và chữa trị bằng châm cứu thì hãy đến các bệnh viện và cơ sở có uy tín. Bệnh nhân lưu ý trong quá trình châm cứu nếu có các hiện tượng sau:
- Hoa mắt.
- Chóng mặt.
- Vã mồ hôi.
- Người mệt mỏi, khó chịu.
Cần báo ngay cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế để có những biện pháp xử trí kịp thời. Những bệnh nhân có sẵn bệnh tim mạch như tăng huyết áp… cần thông báo trước cho bác sĩ để cân nhắc trước khi thực hiện các kỹ thuật.
Ngoài ra chúng ta cũng nên lưu ý về quan điểm điều trị của Tây y.
Nếu điều trị là cần thiết, một số lựa chọn có sẵn, bao gồm: nghỉ ngơi – tránh một số hoạt động.
Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giúp giảm đau.
Nẹp nơi ngón tay bị ảnh hưởng được buộc vào nẹp nhựa để giảm chuyển động.
Tiêm steroid – steroid là loại thuốc có thể làm giảm sưng phẫu thuật trên bàn tay bị ảnh hưởng.
Phẫu thuật có thể giúp cho gân bị ảnh hưởng có thể di chuyển tự do trở lại. Phẫu thuật thường chỉ được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác đã thất bại. Nó có thể hiệu quả lên đến 100%, mặc dù bạn có thể cần phải nghỉ làm từ 2 đến 4 tuần để hồi phục hoàn toàn.
Những phương pháp Đông y khác giúp chữa ngón tay cò súng
Ngoài châm cứu chữa ngón tay cò súng ra thì trong đông y còn có các phương pháp khác như:
- Kết hợp xoa bóp bấm huyệt chữa ngón tay cò súng làm giảm đau.
- Có thể kết hợp với thực dưỡng, tập dưỡng sinh để nâng cao thể trạng…
Châm cứu là một phương pháp vô cùng hiệu quả. Nó thường xuyên được sử dụng trên lâm sàng để điều trị cho các bệnh nhân được chẩn đoán ngón tay cò súng. Nó giúp cải thiện tình trạng đau nhức, hạn chế vận động gập duỗi trên bệnh nhân.
Người bệnh được chẩn đoán ngón tay cò súng nếu muốn lựa chọn phương pháp điều trị này có thể đến các bệnh viện Y học cổ truyền hoặc các cơ sở có uy tín để được thăm khám và điều trị. Hy vọng bài viết trên đây sẽ mang lại cho các bạn những thông tin hữu ích về châm cứu chữa ngón tay cò súng.
Bài tập chữa ngón tay cò súng tự tập tại nhà
Ngón tay cò súng xảy ra khi vỏ bao gân bị kích thích và viêm. Kích thích và viêm kéo dài sẽ hình thành sẹo dày và xơ hóa. Điều này khiến chuyển động của gân ngày càng khó khăn hơn. Các bài tập chữa ngón tay cò súng được khuyến cáo nên duy trì thường xuyên để nâng cao hiệu quả của việc điều trị và phòng ngứa bệnh diễn tiến nặng hơn.
Bài tập 1: Kéo ngón tay
Với bài tập này, người bệnh cần thực hiện như sau:
- Đặt úp bàn tay lên mặt phẳng bất kỳ.
- Dùng tay còn lại giữ ngón tay cò súng, nâng lên mức cao nhất có thể nhưng không nên quá căng để tránh bị đau.
- Kéo từ từ ngón tay cò súng lên khỏi mặt phẳng trong khi các ngón còn lại giữ nguyên vị trí.
- Giữ ngón tay cò súng trong vài giây rồi thả ra về vị trí cũ sau đó lặp lại 5 lần.
- Xong ngón tay này bạn có thể thực hiện cả những ngón tay khác. Mỗi ngày tập ít nhất 3 lần.
Bài tập 2: Nắm khăn hoặc nắm giấy
Với bài tập này, bạn cần chuẩn bị một chiếc khăn nhỏ hoặc một tờ giấy ăn. Cách thực hiện như sau:
- Đặt khăn giấy hoặc chiếc khăn nhỏ vào lòng bàn tay có ngón tay cò súng.
- Dùng tay vò và nắm để khăn hoặc giấy cuộn gọn trong nằm bàn tay, nắm chặt tay.
- Siết chặt bàn tay và giữ trong vài giây sau đó từ từ xòe bàn tay để nhả khăn giấy ra.
- Động tác này cần thực hiện ít nhất 15 lần. Mỗi ngày tập 3 - 5 lần.
Bài tập 3: Xòe bàn tay
Với bài tập chữa ngón tay cò súng này, bạn cần chuẩn bị một dây chun cột tóc. Cách thực hiện như sau:
- Véo nhẹ vào các đầu ngón tay.
- Khép các đầu ngón tay vào nhau sau đó dùng 1 dây chun cột tóc vòng qua các đầu ngón tay, không cần buộc chặt.
- Từ từ mở các ngón tay cách xa nhau đến khi dây chun căng nhất, giữ trong 10 giây có thể rồi khép các ngón tay lại về bị trí ban đầu.
- Thực hiện bài tập này ít nhất mỗi ngày 3 lần.
Bài tập 4: Duỗi thẳng ngón tay
Ở bài tập này, bạn dùng tay bình thường hỗ trợ tay có ngón tay cò súng tập luyện. Chi tiết cách tập như sau:
- Đặt bàn tay có ngón tay cò súng nằm ngửa trên mặt bàn.
- Dùng tay khỏe mạnh duỗi thẳng các ngón tay ra.
- Gập lần lượt từng ngón tay của bàn tay có ngón tay cò súng vào lòng tay.
- Gập hết các ngón tay lại bắt đầu tập lại từ đầu.
- Mỗi lần người bệnh nên tập bài tập này ít nhất 5 lần, ngày tập 3 lần để cải thiện độ linh hoạt của các ngón tay.
Bài tập 5: Uốn ngón tay
Với bài tập này, bạn làm theo những bước sau đây:
- Duỗi thẳng cánh tay có ngón tay cò súng, điều khiển để bàn tay dựng lên vuông góc với cánh tay.
- Dùng tay khỏe mạnh kéo giãn các ngón tay của bàn tay có ngón bị cò súng về phía sau, giữ trong 10 giây rồi thả ra.
- Lặp lại động tác ít nhất 10 lần, mỗi ngày tập ít nhất 3 lần.
Bài tập 6: Xoa bóp ngón tay cò súng
Ngoài các bài tập chữa ngón tay cò súng khá đơn giản trên đây, việc xoa bóp, massage có ngón tay cò súng cũng là việc bạn nên làm. Mỗi ngày bạn nên dành vài phút để massage bàn tay, hãy cố gắng tận dụng bất cứ khoảng thời gian rảnh rỗi nào để làm việc đó.
Các động tác xoa bóp sẽ giúp tăng cường lưu thông máu đến các ngón tay, cải thiện sự linh hoạt của ngón tay cò súng. Khi xoa bóp, bạn có thể chà xát ngón tay bị cò súng theo chuyển động tròn đều nhẹ nhàng. Lực xoa bóp không cần quá mạnh. Bạn có thể xoa bóp toàn bộ ngón tay bị ảnh hưởng, bao gồm cả các khớp.
Ngón tay cò súng khi nào cần đi khám bác sĩ?
Các bài tập trên đều cần phải tập luyện kiên trì và đều đặn hàng ngày trong ít nhất 6 tháng mới mang lại hiệu quả. Bạn có thể kết hợp thực hiện nhiều bài tập vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Nếu đã tập luyện chăm chỉ nhưng các triệu chứng có xu hướng nặng hơn, bạn cần cân nhắc việc đi khám bác sĩ.
Tùy từng tình trạng cụ thể, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc, dùng nẹp cố định, bấm huyệt điều trị, tập các bài tập giãn cơ, áp dụng liệu pháp chườm lạnh, tiêm corticosteroid để giảm sưng ở gân hoặc phẫu thuật.
*ĐÔNG Y VIỆT*
Chuyên điều theo phương pháp y học cổ truyền .
#thoát_vị_cột_sống_cổ #thoát_vị_cột_sống_lưng
#đau_lưng #Thoát_vị_c4c5c6c7 #Thoát_vị_l4l5s1 #đau_cổ_vai_gáy #đai_lưng
#cơ_sở_điều_trị_cơ_xương_khớp_tốt, #thoát_vị_đĩa_đệm,#Điều_trị_thoát_vị_đĩa_đệm,
#thoái_hóa_cột_sông,#Các_vấn_đề_về_xương_khớp
Nếu có thắc mắc liên hệ số: 0388.973.514 để được tư vấn