Tại sao người cao tuổi bị đau vai gáy?
Đau vai gáy là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi, song tỷ lệ này chiếm phần lớn ở người trưởng thành và người già. Đau vai gáy có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người cao tuổi.
Tại sao người cao tuổi bị đau vai gáy?
Theo các bác sĩ, bệnh đau vai gáy ở người cao tuổi thường có hai dạng là đau vai gáy cấp tính và đau vai gáy mãn tính.
Đau vai gáy cấp tính thường là đau cơ năng bởi bị nhiễm lạnh đột ngột (do nằm, tắm nước lạnh, tắm vào ban đêm…), nằm sai tư thế, gối đầu quá cao (nhiều người có thói quen ngủ gối cao đầu làm ảnh hưởng rất nhiều đến vai gáy do hệ mạch máu bị chèn ép làm cho máu ở vùng cổ kém lưu thông).
Đau vai gáy mãn tính ở người cao tuổi có tính chất thường xuyên, vùng vai gáy gần như lúc nào cũng mệt mỏi. Loại viêm mãn tính chiếm tỉ lệ rất cao, thông thường do thoái hóa đốt sống cổ làm dẹp lỗ tiếp hợp chèn ép các rễ, dây thần kinh cột sống cổ (khoảng 80%). Đau cổ, vai gáy có thể do nguyên nhân ngay tại khớp vai hoặc nguyên nhân từ khớp cổ…
Ngoài ra, đau vai gáy còn có thể do thiểu năng mạch vành, do u đỉnh phổi và đôi khi là do thoái hóa đốt sống cổ (mỏ gai, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ) dẫn tới các dây thần kinh ở vùng cổ bị chèn ép gây đau.
Ở người cao tuổi, bệnh đau vai gáy thường xuất hiện bất thường, có nhiều trường hợp bỗng dưng sau 1 đêm ngủ dây thấy đau nhức khắp mình, nhất là vùng vai gáy. Lúc đầu, người già chỉ thấy đau nhẹ và hạn chế vùng gáy cổ, vùng đầu không quay thoải mái… Thế nhưng, càng về lâu về dài bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi. Đau vai gáy nhiều khi đau lan xuống bả vai, làm tê mỏi các cánh tay, cẳng tay và ngón tay rất khó chịu (sờ vào có cảm giác như tê cứng bì), đó là triệu chứng tăng cảm giác.
Khi bệnh nặng hơn mọi sinh hoạt vận động nhẹ liên quan đến vùng cổ, vai, gáy đều rất đau làm hạn chế hầu như mọi sinh hoạt của người bệnh và có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, mọi sinh hoạt và ăn uống. Khi ngủ người bệnh cũng gặp khó khăn, nếu nằm về phía bên bị bệnh, lực cơ thể làm đau thêm, còn nếu nằm về phía bên lành, bên bệnh bị kéo vẫn đau.
Cách điều trị và phòng bệnh đau vai gáy ở người già
Người cao tuổi khi bị đau vai gáy thì cần phải đi khám bệnh để xác định xem có bị chèn ép gây tổn thương hay không? Nếu chỉ bị nhẹ, cơn đau không kéo dài, bản thân người bệnh có thể tự điều trị bớt đau bằng cách dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai gáu nhiều lần có thể giảm đau.
Sử dụng các phương pháp y học cổ truyền châm cứu bấm huyệt sẽ giúp đạt hiểu quả cao hơn trong điều trị .
xoa bóp bấm huyệt điều trị cổ vai gáy có thể được thực hiện bởi một bác sĩ Y Học Cổ Truyền có trình độ chuyên môn hoặc bản thân người bệnh có thể tự thực hiện nếu biết cách xoa bóp đau mỏi vai gáy trên các kinh mạch, huyệt tương ứng.
Dưới đây là danh sách các điểm có thể thực hành xoa bóp bấm huyệt chữa đau vai gáy. Tuy nhiên, cần nhớ rằng trong bấm huyệt, toàn bộ cơ thể đều được kết nối với nhau. Điều đó có nghĩa là không có gì lạ nếu kích thích một bộ phận của cơ thể để kích hoạt hoặc tác động đến một bộ phận khác trên cơ thể.
- Huyệt Đại chùy: Vị trí huyệt đạo này được xác định là dưới gai đốt sống cổ C7. Bấm huyệt Đại chùy sẽ mang lại hiệu quả thông dưỡng, định thần, điều khí và cải thiện sức khỏe.
- huyệt kiên tỉnh : Huyệt là giao điểm chính của đường ngang nối huyệt Đại chùy với hai đường thẳng ngang qua đầu ngực, huyệt còn được xác định là điểm cao nhất của vùng xương đòn phía ngoài.
- Huyệt Phong phủ: Huyệt đạo này nằm ngay chỗ lõm vào của vùng vai gáy, cách chân tóc ở gáy khoảng 1 thốn và nằm ngang với đốt sống cổ C1.
- Huyệt Phong trì: Huyệt này nằm ở điểm lõm trên đường giao nhau giữa bờ ngoài cơ thăng và bờ trong của cơ ức đòn chũm. Khi bấm huyệt này nên điều chỉnh lực ở mức độ tăng dần cho đến khi có cảm giác ê tức là được.
- Huyệt Thiên Trụ : Huyệt này nằm ở vùng gáy, ngang với huyệt Á và cách huyệt này khoảng 1.3 thốn. Khi thực hiện bấm huyệt này để trị bệnh, bạn cần phải hết sức cẩn thận để tránh gây tổn thương đến mô mềm và dây thần kinh
- Huyệt thủ tam lý: Huyệt ở dưới khủy tay 3 (tam) thốn, lại ở vùng tay (thủ), vì vậy gọi là Thủ Tam Lý (Trung Y Cương Mục)
- Huyệt Hợp Cốc: Nằm trên nếp gấp của da vùng giữa ngón cái và ngón trỏ.
- Huyệt Trung Chữ: Nằm giữa các đốt ngón tay phía trên ngón út và ngón đeo nhẫn.
*ĐÔNG Y VIỆT*
Chuyên điều theo phương pháp y học cổ truyền .
#thoát_vị_cột_sống_cổ #thoát_vị_cột_sống_lưng
#đau_lưng #Thoát_vị_c4c5c6c7 #Thoát_vị_l4l5s1 #đau_cổ_vai_gáy #đai_lưng
#cơ_sở_điều_trị_cơ_xương_khớp_tốt, #thoát_vị_đĩa_đệm,#Điều_trị_thoát_vị_đĩa_đệm,
#thoái_hóa_cột_sông,#Các_vấn_đề_về_xương_khớp
Nếu có thắc mắc liên hệ số: 0388.973.514 để được tư vấn