1. VIÊM PHẾ QUẢN LÀ GÌ ?
- Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm của các ống dẫn không khí, gọi là phế quản, mà khí từ mũi và miệng đi xuống phổi thông qua. Viêm phế quản thường gây ra sự sưng, sản xuất nhiều đàm, và có thể gây khó khăn trong việc hô hấp.
- Viêm phế quản có 2 dạng là viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính, trong đó thường gặp nhất là viêm phế quản cấp tính. Thông thường viêm phế quản cấp tính sẽ được cải thiện trong vòng vài ngày và không để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu bệnh tái phát nhiều lần có thể dẫn đến viêm phế quản mạn tính và khó điều trị khỏi hoàn toàn.
2. NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM PHẾ QUẢN.
- Bệnh viêm phế quản thường do nhiều nguyên nhân gây ra:
+ Virus: virus là tác nhân hàng đầu gây viêm phế quản. Các loại virus có khả năng gây bệnh như cúm gia cầm, dịch SARS, virus đại thực bào đường hô hấp, một số chủng herpes virus…
+ Vi khuẩn: do bội nhiễm vi khuẩn như phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn,...
+ Yếu tố môi trường cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh: khói bụi, khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường, hóa chất,...
+ Ngoài ra, người có sức đề kháng kém như người lớn tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, những người mắc các bệnh lý mãn tính… và người có lối sống không lành mạnh, ăn uống thất thường hoặc ăn không đầy đủ dinh dưỡng… cũng dễ mắc viêm phế quản hơn.
3. TRIỆU CHỨNG BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN:
- Các triệu chứng thường bao gồm ho khan hoặc ho có đờm, ho dai dẳng kéo dài, tức ngực, khó khăn khi thở, và đôi khi có thể kèm theo sốt. Trạng thái này thường tự giảm đi sau một khoảng thời gian, nhưng trong một số trường hợp, đặc biệt là nếu gặp phải các tác nhân gây ra viêm phế quản liên tục, nó có thể trở thành mạn tính.
4. ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN VIÊM PHẾ QUẢN:
- Người khoẻ mạnh khi tiếp xúc với người bị viêm phế quản có nguy cơ nhiễm phải virus hoặc vi khuẩn lây truyền qua không khí, khi người bệnh ho hoặc hắt hơi hay qua các dịch hô hấp như nước bọt, đờm từ đó ổ bệnh dễ hình thành và gây ra tình trạng viêm nhiễm.
5. CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN:
- Để phòng ngừa bệnh viêm phế quản bạn cầnm có một số lưu ý sau:
-
Giữ vệ sinh vùng tai mũi họng.
-
Giữ ấm đường hô hấp.
-
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.
-
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối.
-
Uống đủ nước hằng ngày.
-
Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
-
Thường xuyên tập luyện thể dục, nâng cao sức khỏe.
-
Tuân thủ điều trị với những bệnh nhân có bệnh lý mạn tính.
-
Tránh xa các dị nguyên gây dị ứng.
-
Tránh các loại khói, bụi, hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường.
-
Không hút thuốc.
-
Hạn chế sử dụng thức uống có cồn và chất gây nghiện.
==> Tóm lại, mọi người nên biết quan tâm sức khỏe của bản thân mình, nếu cơ thể có những dấu hiệu bất thường thì nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe nhé.