1. Việc cần làm ngay khi bị chó cắn
Ngay khi bị chó cắn, cần nhanh chóng rời khỏi khu vực nguy hiểm. Khi không còn mối đe dọa, phải xác định xem con chó đã được tiêm phòng bệnh dại hay chưa. Để xác định, có thể hỏi trực tiếp người chủ và yêu cầu xem các giấy tờ liên quan để xác nhận con chó thật sự đã tiêm phòng.
Nếu con chó không có người đi cùng, hãy hỏi bất kỳ ai chứng kiến liệu họ có quen với chủ nhân con vật không.
Ngoài ra, người chủ cũng có nguy cơ bị chính chó của mình cắn. Do đó, hãy đảm bảo tiêm phòng bệnh dại cho vật nuôi đầy đủ.
2. Hướng dẫn cách sơ cứu chó cắn theo từng bước
Nếu bị chó cắn, điều quan trọng phải xử lý vết thương ngay lập tức để giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn như bệnh dại, nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng. Trong một số trường hợp, người bị cắn có thể tự thực hiện sơ cứu. Trong các trường hợp khác, bệnh nhân sẽ cần đến bệnh viện ngay lập tức.
Trong quá trình sơ cứu chó cắn, tuyệt đối không để vết thương trầy xước, bầm dập. Đặc biệt, không tùy tiện đắp thuốc nam lên vết thương. Sau khi sơ cứu, cần đưa nạn nhân đến bệnh viện để bác sĩ khám và có chỉ định điều trị thích hợp.
Sau đây là các trường hợp cụ thể để sơ cấp cứu khi chó cắn:
2.1 Đối với vết thương không rách da
1. Rửa sạch vết cắn bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ.
2. Quấn băng bằng vải sạch.
3. Đến trung tâm y tế gần nhất.
2.2 Đối với vết thương rách da
-
Rửa sạch khu vực bị cắn ngay lập tức bằng nước ấm, sạch và xà phòng dịu nhẹ, không mùi.
-
Nhẹ nhàng tạo một áp lực nhỏ lên khu vực bị cắn giúp loại bỏ tạp khuẩn.
-
Đặt một miếng vải sạch lên vết thương.
-
Quấn bằng băng sạch.
2.3 Đối với vết thương chảy máu
-
Rửa sạch khu vực bị cắn ngay lập tức bằng nước ấm, sạch và xà phòng dịu nhẹ, không mùi.
-
Đắp một miếng vải sạch lên vết thương và ấn nhẹ xuống để máu ngừng chảy.
-
Băng lại.
Tất cả các vết thương do chó cắn, kể cả những vết thương nhỏ, đều phải được theo dõi để phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng cho đến khi vết thương lành hẳn.
Kiểm tra vết cắn thường xuyên nếu xuất hiện các tình trạng sau:
-
Sưng đỏ.
-
Bệnh nhân cảm thấy nóng rát ở khu vực bị cắn.
-
Khu vực bị cắn đau khi chạm vào.
2.4 Theo dõi tình trạng vết cắn
-
Sau khi sơ cứu, bạn cần theo dõi tình trạng vết cắn trong 1-2 ngày. Nếu vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng như mưng mủ, sốt, hoặc sưng tấy nhiều, hãy quay lại bệnh viện để được điều trị thêm.
-
Nếu bạn cảm thấy đau dữ dội, khó chịu, hoặc có dấu hiệu của sốc (chóng mặt, khó thở, buồn nôn), hãy nhanh chóng tìm sự trợ giúp y tế.
2.5 Cẩn trọng với các dấu hiệu bệnh dại
-
Bệnh dại có thể xuất hiện từ vài ngày đến vài tuần sau khi bị chó cắn. Các triệu chứng bao gồm:
-
Đau đầu, sốt, khó chịu.
-
Ngứa hoặc cảm giác tê tại chỗ bị cắn.
-
Khó nuốt, sợ nước.
-
Co giật, hôn mê.
Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ bệnh dại, bạn cần đưa người bị cắn đến bệnh viện ngay lập tức.
Hãy đến bệnh viện nếu bị cắn bởi một con chó lạ, vết cắn sâu, không thể cầm máu hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng (đỏ, sưng tấy, nóng rát,mủ). Vì vết thương do chó cắn sẽ gây nhiễm trùng nên cần được bác sĩ điều trị kịp thời.
* Lưu ý quan trọng:
-
Cần tiêm phòng dại ngay nếu không chắc chắn về tình trạng tiêm phòng của chó hoặc nếu chó không rõ nguồn gốc.
-
Nhiễm trùng có thể xảy ra nếu vết cắn không được xử lý đúng cách, vì miệng chó chứa nhiều vi khuẩn.
-
Không tự ý điều trị bằng các biện pháp không đúng cách (như tự tiêm vắc-xin hoặc tự khâu vết thương).
Sự can thiệp kịp thời và đúng cách là yếu tố quan trọng để tránh những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng sau khi bị chó cắn.