https://maps.app.goo.gl/axQ98jQ4u5Um5Ajc6

Hơ Ngải Cứu huyệt Túc tam lý, giúp tăng cường miễn dịch

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ ĐÔNG Y VIỆT
Hơ Ngải Cứu huyệt Túc tam lý, giúp tăng cường miễn dịch
Ngày đăng: 5 tháng trước

    Hơ Ngải Cứu huyệt Túc tam lý, giúp tăng cường miễn dịch

     

    1.Công dụng của huyệt Túc tam lý

    Theo y học cổ truyền, túc tam lý có tác dụng bảo vệ sức khỏe, giúp tăng cường thể lực tiêu trừ mệt mỏi, cường tráng thần kinh, phòng chống lão; có thể chữa bệnh tỳ vị, điều hòa khí huyết, bổ trợ hư nhược; còn có thể tăng cường sức lực ở chân, phòng bệnh tay chân sưng phù.

    Chủ trị: Bệnh lao, thương phong cảm mạo, huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đau tim, bệnh phổi, di chứng xuất huyết não; tiêu chảy, táo bón, tiêu hóa hấp thu không tốt, bệnh gan, co thắt dạ dày, viêm dạ dày cấp và mãn tính, lở loét miệng và đường tiêu hóa, viêm ruột cấp và mãn tính, viêm tuyến tụy, trướng bụng đầy hơi, tắc ruột, kiết lị, sa dạ dày... ; có tác dụng điều trị tốt đối với chứng đau dây thần  đầu gối, đau thần kinh tọa, chứng tê liệt ở trẻ nhỏ, chứng tê liệt do phong thấp, viêm đầu dây thần kinh...

    photo-1672500653976

    Vị trí huyệt túc tam lý

    Trong dân gian đã lưu truyền câu tục ngữ: Nhược yếu an, Tam lý mạc yếu can, nghĩa là muốn khỏe mạnh bình an thì huyệt túc tam lý không được để cho khô, ý là phải cứu huyệt vị này đều đặn.

     

    Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cứu huyệt túc tam lý đặc biệt có tác dụng kháng lão rõ rệt thông qua việc cải thiện hàng loạt các chỉ tiêu về tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, tiết niệu, nội tiết, miễn dịch và vận động ở người lớn tuổi

    2.Vị trí huyệt túc tam lý

    Huyệt nằm ở mé ngoài phía trước cẳng chân, dưới mắt gối ngoài 3 tấc, phía ngoài xương mác khoảng 1 ngón tay đặt ngang, khe giữa xương chày và xương mác.

    Xác định huyệt: Ngồi thẳng, gập gối 90 độ, lòng bàn tay ôm lấy xương bánh chè, ngón tay hướng xuống dưới, huyệt này nằm ở đầu ngón áp út.

    3. Phương pháp cứu huyệt túc tam lý

    Dùng điếu ngải mua ở các cơ sở y học cổ truyền, hoặc có thể chế biến điếu ngải bằng cách lấy lá ngải cứu phơi khô trong bóng râm, bóp mịn, dùng giấy mỏng cuốn lại châm lửa rồi hơ lên huyệt với cự ly chừng 3 cm, sao cho da vùng huyệt vị nóng đều lên (thấy da hồng lên là được). Mỗi huyệt cứu trong 5-10 phút, mỗi ngày cứu một hoặc hai lần.

    photo-1672500655612

    Đốt điếu ngải hơ trên huyệt

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline