LIỆT DÂY THẦN KINH TỨ CHI: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Liệt dây thần kinh tứ chi sẽ gây liệt tứ chi có thể bao gồm: cánh tay, cẳng tay, bàn tay, thân, chân và các cơ quan vùng chậu. Vị trí bị liệt sẽ tương ứng vị trí chấn thương tủy sống. Đây có thể là biến chứng bệnh lý hoặc do chấn thương tủy sống gây ra, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh.
1. Liệt dây thần kinh tứ chi gây ra vấn đề gì?
Liệt dây thần kinh tứ chi là tình trạng tổn thương tủy sống - hệ thần kinh điều khiển hoạt động tứ chi gây giảm cảm giác và vận động. Người bệnh sẽ bị liệt tứ chi bao gồm: thân, bàn tay, chân, cánh tay và các cơ quan vùng chậu.
Liệt dây thần kinh tứ chi là tình trạng tổn thương tủy sống - hệ thần kinh điều khiển hoạt động tứ chi gây giảm cảm giác và vận động
Liệt dây thần kinh tứ chi gây ra nhiều vấn đề, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương và vị trí chấn thương.
1.1. Yếu cơ, mất cảm giác và khả năng vận động của chi chịu ảnh hưởng
Liệt dây thần kinh tứ chi đầu tiên sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của tứ chi. Có thể tất cả các cơ quan liên quan đều ảnh hưởng nếu tổn thương tủy sống nghiêm trọng, khiến người bệnh không thể thực hiện cử động khó. Nặng nề hơn là liệt hoàn toàn, không thể cử động để thực hiện các hoạt động cơ bản của cuộc sống.
Liệt dây thần kinh tứ chi nếu nhẹ hơn chỉ gây yếu cơ, thường gặp là yếu cơ cánh tay và chân. Cùng với đó là giảm cảm giác, hay tê mỏi khó chịu ở các chi.
1.2. Hoạt động của ruột và bàng quang bị mất kiểm soát
Việc dây thần kinh tứ chi bị liệt sẽ ảnh hưởng tới các cơ quan như ruột và bàng quang, gây ra các vấn đề như khó tiểu, tiểu ít, trong nước tiểu hoặc phân có máu.
1.3. Các vấn đề sức khỏe khác
Chấn thương tủy sống và liệt dây thần kinh tứ chi còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác như:
-
Huyết áp thấp, nhịp tim chậm.
-
Lở loét hoại tử điểm tì, co cứng cơ, xuất hiện cục máu đông.
-
Sốt, ho ra máu.
-
Cảm giác đau nhức ngực, khó thở và choáng váng.
-
Nhìn mờ.
-
Đau nhói đầu đột ngột.
-
Vùng da phía trên tổn thương tủy sống nóng đỏ.
2. Các nguyên nhân chính dẫn đến liệt dây thần kinh tứ chi
Nguyên nhân chính gây liệt dây thần kinh tứ chi là do chấn thương tủy sống từ tai nạn lao động, tai nạn xe hơi hoặc bệnh lý liên quan khác. Tình trạng sức khỏe như đột quỵ hoặc bại não đôi khi cũng ảnh hưởng dẫn tới liệt dây thần kinh tứ chi.
Bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể mắc tình trạng sức khỏe này khi không may bị chấn thương liên quan. Có thể giảm thiểu yếu tố nguy cơ để ngăn ngừa bệnh cũng như kiểm soát tiến triển bệnh tốt hơn.
Tai nạn giao thông là lý do phổ biến gây liệt dây thần kinh tứ chi
Các yếu tố nguy cơ dẫn tới liệt dây thần kinh tứ chi bao gồm:
Trên 65 tuổi
Hầu hết chấn thương gặp ở người lớn tuổi đều do họ bị té ngã do bậc thềm, cầu thang quá cao hoặc trơn trượt.
Nam giới
Nam giới thường bị chấn thương tủy sống hơn nữ giới do lao động, tai nạn hoặc hoạt động thể thao mạo hiểm.
Bệnh xương khớp
Chấn thương nhỏ cũng có thể dẫn tới tổn thương tủy sống, liệt dây thần kinh tứ chi nếu bạn đang mắc bệnh lý xương khớp như viêm khớp hay loãng xương.
3. Liệt dây thần kinh tứ chi: chẩn đoán và điều trị
Liệt dây thần kinh tứ chi thường không thể điều trị khỏi hoàn toàn, cần chẩn đoán xác định tình trạng bệnh và điều trị phục hồi chức năng. Nếu điều trị tốt, bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt cuộc sống như bình thường nhưng sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.
3.1. Chẩn đoán
Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh thường được chỉ định bao gồm:
Chụp cắt lớp vi tính
Bằng ảnh chụp CT Scan, bác sĩ có thể phát hiện các bất thường, chấn thương, tổn thương liên quan đến dây thần kinh tứ chi như: vấn đề về xương, đĩa đệm, cột sống,…
Chẩn đoán hình ảnh là phương pháp chủ yếu trong chẩn đoán liệt dây thần kinh tứ chi
Chụp X-quang
Chụp X-quang thường không cho hình ảnh chẩn đoán rõ nét như chụp CT, thường được dùng để kiểm tra nhanh có chấn thương tủy sống hay không. Các vấn đề về đốt sống, gãy xương, khối u hay thoái hóa cột sống cũng đồng thời được kiểm tra.
Chụp cộng hưởng từ MRI
Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại và chi tiết nhất, cho phép quan sát chẩn đoán tổn thương gây liệt dây thần kinh tứ chi. Đặc biệt phương pháp này rất hữu ích trong chẩn đoán bệnh lý tủy sống, thoát vị đĩa đệm, máu đông, chèn ép tủy sống,…
Dựa trên hình ảnh tổn thương và vị trí, bác sĩ có thể điều trị liệt dây thần kinh tứ chi, giúp phục hồi tốt nhất.
3.2. Điều trị
Ngay khi phát hiện chấn thương tủy sống và liệt dây thần kinh tứ chi, cần điều trị ban đầu giảm đau đớn và tổn thương. Khi tổn thương đã phục hồi, bệnh nhân sẽ được chuyển sang giai đoạn điều trị phục hồi chức năng, giúp bạn có thể tự hoạt động nhiều nhất đảm bảo cho cuộc sống độc lập nhất.
Các phương pháp điều trị phục hồi chức năng bao gồm;
-
Chăm sóc da: Giúp ngừa loét do tì đè, giữ nguyên vị trí không vận động sau thời gian dài.
-
Chăm sóc hô hấp: Bao gồm các bài tập, phương pháp trị liệu giúp hoạt động thở bình thường nhất. Nếu gặp khó khăn, bệnh nhân có thể phải chăm sóc hô hấp bằng máy trợ thở.
-
Bài tập vận động giúp cải thiện chuyển động và sức mạnh: Nhằm giúp bệnh nhân có thể thực hiện các hoạt động từ đơn giản đến phức tạp như co duỗi chân tay, cầm, nắm, giữ thăng bằng, di chuyển,…
-
Bài tập giúp kiểm soát ruột và bàng quang khi đi tiêu, đi tiểu.
Nếu đáp ứng điều trị phục hồi chức năng tốt, bệnh nhân liệt dây thần kinh tứ chi vẫn có thể tự chăm sóc cơ bản cho bản thân.
Vật lý trị liệu giúp bệnh nhân liệt dây thần kinh tứ chi phục hồi vận động
3.3. Chăm sóc cho bệnh nhân liệt dây thần kinh tứ chi
Diễn biến bệnh có thể nghiêm trọng hơn hoặc khả năng phục hồi chức năng giảm đi do các thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, vì thế bệnh nhân và người chăm sóc cần lưu ý:
-
Cẩn thận trong di chuyển tránh té ngã.
-
Thận trọng khi chơi thể thao hoặc di chuyển.
-
Lái xe an toàn và đeo dây bảo vệ mỗi khi ngồi trong xe ô tô.
-
Dùng thuốc điều trị và hỗ trợ phục hồi chức năng theo chỉ dẫn.
-
Hạn chế rượu bia và chất kích thích.
Liệt dây thần kinh tứ chi hoàn toàn có thể phục hồi nếu chăm sóc, điều trị tốt kết hợp với vật lý trị liệu đúng cách. Vì thế bệnh nhân không nên chán nản, bỏ cuộc mà tin tưởng theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ và chuyên gia.
4. ĐIỀU TRỊ BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN :
Điều trị liệt bằng Y học cổ truyền đã được sử dụng từ rất lâu trước đây. Ngày nay, châm cứu đã được các nhà khoa học chứng minh đạt hiệu quả cao trong điều trị liệt, đặc biệt trong các trường hợp do đột quỵ não, chấn thương tuỷ, bệnh lý thần kinh ngoại biên,…
Bạn có thể sử dụng các phương pháp Y học cổ truyền như một liệu pháp kết hợp đa phương thức để đạt được hiệu quả cao nhất.
phương pháp cấy chỉ
Cấy chỉ được áp dụng rộng rãi tại các khoa Y học cổ truyền - Vật lý trị liệu trên khắp thế giới không chỉ bởi tác dụng mà nó mang lại mà còn có nhiều lợi ích điều trị. So với phẫu thuật thông thường, cấy chỉ được xem là ít đau và tiết kiệm chi phí hơn hẳn. Mặc khác, so với điều trị bằng thuốc cấy chỉ hạn chế được các vấn đề về tác dụng phụ từ thuốc.
Cấy chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí với hiệu quả cao
Bên cạnh đó, với một chu trình thực hiện cấy chỉ thường được tiến hành trong khoảng từ 15 - 30 phút tùy vào tình trạng bệnh. Kèm theo đó là tác dụng lâu dài của cấy chỉ, các chỉ catgut được cấy vào cơ thể có tác dụng đến 15 - 20 ngày. Điều này giúp người bệnh không cần phải nằm viện, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian.
Tùy vào bệnh lý mà cấy chỉ được chỉ định thực hiện từ 4 - 6 lần cho một liệu trình điều trị. Dù thời gian có thể kéo dài từ 2 đến 4 tháng, tuy nhiên nhiên cấy chỉ lại mang đến kết quả lâu dài và an toàn hơn.