https://maps.app.goo.gl/axQ98jQ4u5Um5Ajc6

Máu nhiễm mỡ : Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ ĐÔNG Y VIỆT
Máu nhiễm mỡ : Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng
Ngày đăng: 2 tháng trước

    1. Nguyên nhân

    1.1 Di truyền: Một số người có thể mắc phải do yếu tố di truyền, như trong các bệnh lý gia đình như bệnh tăng cholesterol máu gia đình.

    1.2 Chế độ ăn uống không lành mạnh: Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa, cholesterol cao và tinh bột tinh chế có thể dẫn đến mức cholesterol và triglyceride cao.

    1.3 Lối sống ít vận động: Thiếu hoạt động thể chất có thể làm giảm khả năng cơ thể xử lý lipid.

    1.4 Béo phì: Thừa cân và béo phì thường liên quan đến mức lipid máu cao.

    1.5 Bệnh lý nền: Các bệnh lý như đái tháo đường, hội chứng thận hư, và bệnh gan nhiễm mỡ có thể góp phần làm tăng mức lipid máu.

    1.6 Thuốc: Một số loại thuốc, như corticosteroids hoặc thuốc tránh thai, có thể ảnh hưởng đến mức lipid máu.

    2. Triệu chứng

    2.1. Triệu chứng bệnh

    Hầu hết mọi người chỉ phát hiện bệnh khi khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh tiến triển ở giai đoạn nặng, gây nhiều tổn thương cho các cơ quan và cơ thể bởi máu nhiễm mỡ không có triệu chứng điển hình. Đặc biệt, bệnh lý này ở người trẻ diễn biến âm thầm, khó nhận biết, khiến nhiều người chủ quan.

    Một số triệu chứng người bệnh có thể gặp phải như:

    - Khi bệnh chưa tiến triển sang giai đoạn cuối: Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thở gấp, tim đập nhanh, đau tức ngực,…

    - Khi bệnh phát triển đến giai đoạn cuối: Đau tim, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch,…

    Một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ban vàng dưới da, thể hiện là các nốt phồng nhỏ có bề mặt bóng loáng, màu vàng. Ban vàng dưới da có thể xuất hiện khắp cơ thể, kích thước lớn gây mất thẩm mỹ. 

    2.2. Biến chứng bệnh

    Đây là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:

    Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

    Hàm lượng mỡ trong máu cao cùng rối loạn chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch như: xơ vữa động mạch, tắc mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… 

                                                                                                   

    Gây bệnh viêm tụy

    Viêm tụy là biến chứng nguy hiểm của bệnh. Nguyên nhân do hàm lượng triglyceride trong máu cao tác động gây sưng viêm tuyến tụy với các triệu chứng như: sốt, nôn, đau bụng dữ dội, đi ngoài, nhịp thở nhanh,… Viêm tụy cấp diễn biến phức tạp, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng.

    Tai biến mạch máu não

    Cholesterol và Triglyceride trong máu cao ở bệnh nhân máu nhiễm mỡ làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, giảm máu cung cấp đến não. Lâu dần lòng động mạch ngày càng thu hẹp, nguy cơ tai biến mạch máu não.

    Suy giảm chức năng gan

    Bệnh lý này là một trong những nguyên nhân chính gây gan nhiễm mỡ cũng như các bệnh lý về gan khác.

    Cao huyết áp

    Bệnh nhân máu nhiễm mỡ thường gặp tình trạng lưu thông máu tới các cơ quan kém do hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn. Khi đó áp suất máu cũng tăng, nguy cơ gây bệnh cao huyết áp.

    3. Cách phòng ngừa bệnh máu nhiễm mỡ hiệu quả

    Phòng bệnh hơn chữa bệnh, quan niệm này cũng đặc biệt đúng với bệnh máu nhiễm mỡ. Nếu phát hiện và điều trị bệnh sớm ở giai đoạn đầu, chỉ bằng việc thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện, người bệnh đã có thể cải thiện bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên nếu để bệnh tiến triển, việc điều trị khó khăn và phức tạp hơn, hơn nữa biến chứng nguy hiểm cũng luôn đe dọa tính mạng bệnh nhân.

    Một số biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh hiệu quả:

    - Kiểm soát cân nặng ở mức vừa đủ.

    - Ăn vừa đủ các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như: thịt bò, thịt bê, thịt lợn,..

    - Hạn chế rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích,…

    - Cân bằng dinh dưỡng mỗi ngày, các dưỡng chất được cung cấp đầy đủ, không nên ăn quá nhiều chất đạm và chất béo.

    - Bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất qua các loại trái cây tươi, rau xanh tốt cho sức khỏe và cân bằng chất béo trong máu.

                                                                                                      

    Bên cạnh việc phòng ngừa, thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bạn cũng nên khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm máu định kỳ để sàng lọc phát hiện bệnh sớm. Nếu có thắc mắc liên quan đến kiểm tra, khám và điều trị bệnh

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline