1. Nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa thường gặp ở những trường hợp sau đây
1. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Vì vậy, tình trạng rối loạn phần lớn xuất phát từ nhóm nguyên nhân này. Trong đó, một số loại thực phẩm có nguy cơ cao gây tác động tiêu cực cho tiêu hóa gồm:
- Thực phẩm bị hỏng hoặc chưa được vệ sinh: Vi khuẩn từ thực phẩm bị hỏng, thiếu vệ sinh xâm nhập vào hệ tiêu hóa sẽ dẫn đến ngộ độc, co thắt cơ trơn ống tiêu hoá gây đau quặn thắt và một loạt các vấn đề khác.
- Đồ ăn cay nóng: Nhóm thực phẩm này sẽ khiến bao tử bị tổn thương, về lâu dài có thể gây rối loạn hệ tiêu hóa.
- Sản phẩm từ sữa: Ở một số nhóm đối tượng, hệ tiêu hóa không thể dung nạp được sữa và các sản phẩm từ sữa (kem, phomat…). Do đó, việc ngừng sử dụng là cần thiết, thay vào đó có thể thử một số nguồn thực phẩm giàu Vitamin D khác như: cá hồi, rau xanh…
- Thực phẩm có tính axit: Các loại thực phẩm có tính axit cao như bưởi, cam , cà chua, chanh… có thể gây kích ứng lên niêm mạc dạ dày. Do đó, lựa chọn thay thế lý tưởng hơn là táo, chuối, rau giàu chất xơ (hành tây, măng tây, atiso…)…
2. Uống nhiều thức uống chứa cồn
Rượu bia sẽ kích thích cơ vòng thực quản, gây nên hiện tượng ợ chua và một loạt các vấn đề nghiêm trọng khác. Do đó, để bảo vệ một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, việc hạn chế sử dụng là cần thiết
3. Stress và căng thẳng
- Stress và căng thẳng có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, và tiêu chảy.
- Căng thẳng cũng có thể gây ra các vấn đề như ức chế hoặc kích thích quá mức của chu trình tiêu hóa.
4. Bệnh lý dạ dày và ruột kết hợp
- Viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, và bệnh Crohn là một số bệnh lý dạ dày và ruột thường gặp có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
- Những bệnh lý này thường gây ra viêm, sưng, và tổn thương niêm mạc dạ dày và ruột, làm suy giảm chức năng tiêu hóa.
5. Sử dụng thuốc và chất bổ sung
- Một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), và thuốc chữa đau có thể gây ra các vấn đề như đau dạ dày và tiêu chảy.
- Sử dụng quá mức các chất bổ sung như canxi hoặc sắt cũng có thể gây ra táo bón hoặc tiêu chảy.
6. Dị ứng với thực phẩm
- Một số người có thể phản ứng với một hoặc nhiều loại thực phẩm, gây ra các vấn đề như đau bụng, tiêu chảy, và khó tiêu.
2. Triệu chứng
Các triệu chứng thường gặp ở người lớn và trẻ em về rối loạn tiêu hóa
1.Đau bụng: Đau bụng là tình trạng thường gặp nhất ở người bênh rối loạn tiêu hóa
- Đau bụng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong vùng bụng, có thể là nhẹ nhàng hoặc cấp tính.
- Triệu chứng này có thể đi kèm với cảm giác đầy bụng, căng trướng hoặc khó chịu
2. Tiêu chảy
- Tiêu chảy là tình trạng phân phải nước, lỏng và thường xuyên, thường đi kèm với cảm giác cần phải đi toilet ngay lập tức.
- Tiêu chảy có thể gây ra các triệu chứng khác như đau bụng, co thắt cơ bắp và mệt mỏi.
3. Táo bón
- Táo bón là tình trạng khó tiêu, phân cứng và khô.
- Người bị táo bón thường có thể cảm thấy khó chịu và đầy hơi.
4. Buồn nôn
- Buồn nôn là cảm giác muốn nôn, trong khi nôn mửa là hành động của việc đẩy thức ăn hoặc chất lỏng từ dạ dày ra ngoài qua miệng.
- Buồn nôn và nôn mửa có thể là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm stress, dị ứng thực phẩm hoặc vi khuẩn.
5. Đầy hơi: Sự tích tụ khí trong ruột có thể dẫn đến cảm giác đầy hơi và khí tức, gây ra cảm giác khó chịu và không thoải mái.
3. Điều trị rối loạn tiêu hóa
Quá trình điều trị rối loạn hệ tiêu hóa sẽ khác nhau tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán, nguyên nhân gây bệnh… Tuy nhiên, nhìn chung, đối với trường hợp này, người bệnh có thể sẽ được khuyên thực hiện một số phương pháp sau:
- Nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
- Nên ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu và có lợi cho hệ tiêu hóa
- Tránh các loại thực phẩm chứa dầu mỡ, gia vị, bơ sữa…
- Dùng các loại thuốc không kê đơn để làm giảm triệu chứng, chẳng hạn như thuốc nhuận tràng, thuốc trị táo bón…
- Sử dụng thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát triệu chứng buồn nôn, hỗ trợ bù nước (thậm chỉ sử dụng qua đường tĩnh mạch)
=> Điều trị bằng đông y: mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đặc biệt là trong điều trị rối loạn tiêu hóa.một số phương pháp điều trị như
1. Thảo dược: Một số loại thảo dược có thể giúp kích thích quá trình tiêu hóa, tăng cường sự tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, và giảm triệu chứng như đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy như bạch thuật, gừng,..
2. Châm cứu:Châm cứu được sử dụng để kích thích các điểm chấm cứu trên cơ thể, giúp cân bằng năng lượng và làm giảm đau, căng thẳng và viêm nhiễm trong hệ tiêu hóa.
3.Giác hơi :là một phương pháp được sử dụng để giảm căng thẳng và kích thích sự lưu thông của máu và năng lượng trong cơ thể. Nó có thể được áp dụng trên vùng bụng để giúp giảm triệu chứng của rối loạn tiêu hóa.
4. Thực đơn dinh dưỡng :Điều chỉnh thực đơn và lối sống là một phần quan trọng của việc điều trị theo Đông y. Ăn uống cân đối và hợp lý, tránh thức ăn có hại và tăng cường sự tiêu hóa là rất quan trọng.