https://maps.app.goo.gl/axQ98jQ4u5Um5Ajc6

Vì sao châm cứu có thể giúp trị bệnh?

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ ĐÔNG Y VIỆT
Vì sao châm cứu có thể giúp trị bệnh?
Ngày đăng: 5 tháng trước

    Vì sao châm cứu có thể giúp trị bệnh?

     

    Châm cứu là một phương pháp điều trị truyền thống của y học Trung Quốc, được sử dụng từ hàng ngàn năm nay. Có nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh hiệu quả giảm đau của phương pháp này.

    1.Châm cứu là gì?

    Để trả lời cho câu hỏi châm cứu là gì? Thì đây là phương pháp đưa kim mỏng vào các điểm cố định trên cơ thể của bệnh nhân, được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau như: Nhức mỏi cơ, đau đầu, huyết áp và một số tình trạng sức khỏe khác. Y học Trung Quốc giải thích rằng sức khỏe của cơ thể là kết quả của sự cân bằng các thái cực, và bệnh tật xảy ra do mất cân bằng những thái cực này.

    Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học hiện đại nào chứng minh sự tồn tại của các kinh mạch hoặc huyệt đạo, nhiều nghiên cứu đã khẳng định phương pháp châm cứu có thể giúp cải thiện sức khỏe và phát huy tác dụng chữa bệnh trong một số điều kiện nhất định. Trên cơ thể con người có đến 350 điểm châm cứu, và việc dùng kim kích thích vào những điểm này sẽ hỗ trợ giúp tạo ra sự cân bằng năng lượng cho cơ thể.

    Châm cứu là gì? Vì sao có thể giúp trị bệnh?
    Châm cứu là phương pháp đưa kim mỏng vào các điểm cố định trên cơ thể

    Một số chuyên gia đã sử dụng lý thuyết khoa học về thần kinh để giải thích cơ chế hoạt động của phương pháp châm cứu truyền thống. Theo lý thuyết này, các huyệt đạo được coi là nơi mà các dây thần kinh, cơ bắp và mô liên kết có thể được kích thích. Khi được kích thích, các điểm này có thể tăng cường lưu lượng máu và kích hoạt khả năng giảm đau tự nhiên của cơ thể.

    Do tính chất xâm nhập của phương pháp này (tuy nhiên là khá nhẹ nhàng), các nhà nghiên cứu khó khăn trong việc tiến hành các thử nghiệm. Hầu hết các nghiên cứu đến hiện tại chỉ dừng lại ở cuộc điều trị giả hoặc sử dụng giả dược để so sánh với người được châm cứu thực sự. Với những thông tin chi tiết trên bạn đã có thể biết châm cứu là gì rồi phải không?

    2.Vì sao châm cứu có thể giúp trị bệnh?

    Tác dụng của châm cứu phụ thuộc vào loại châm cứu, mỗi phương pháp sẽ có tác dụng đặc biệt trong việc điều trị các bệnh lý khác nhau. Theo quan niệm y học cổ truyền, bệnh tật xảy ra do sự mất cân bằng giữa hai yếu tố "âm" và "dương" trong cơ thể:

    Khi cân bằng giữa âm và dương trong cơ thể bị mất, cơ thể sẽ giảm khả năng chống đỡ bệnh tật, hệ thống kinh mạch bị tắc nghẽn và khiến bệnh phát sinh. Châm cứu là phương pháp giúp phục hồi lại sự tuần hoàn cho hệ kinh mạch và tăng sức đề kháng cho cơ thể, từ đó có thể phòng và điều trị được nhiều bệnh khác nhau.

    Châm cứu là gì? Vì sao có thể giúp trị bệnh? 1
    Châm cứu tác động lên hệ kinh mạch giúp nâng cao sức đề kháng

    Theo nghiên cứu y học hiện đại, đã có một số kết quả được ghi nhận:

    3.Châm cứu có thể giúp trị bệnh gì?

    Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học, châm cứu có thể giúp giảm đau đầu do căng thẳng và đau nửa đầu. Ngoài ra, phương pháp này còn có lợi ích trong các trường hợp đau thắt lưng, đau cổ và viêm xương khớp.

    Vào năm 2003, WHO đã liệt kê một số bệnh lý có thể hỗ trợ điều trị bằng châm cứu, bao gồm: Các bệnh về dạ dày, bệnh huyết áp, buồn nôn và nôn do tác dụng phụ của hóa trị, kiết lỵ, viêm mũi dị ứng, bong gân, viêm khớp dạng  đau răng và đau thần kinh tọa.

    Ngoài ra, nhiều tình trạng sức khỏe khác cũng có thể được hỗ trợ bởi phương pháp này. Tuy nhiên, để chứng minh hiệu quả của châm cứu trong các trường hợp này cần có nhiều bằng chứng khoa học hơn, bao gồm đau cơ xơ, nghỉ dưỡng sau phẫu thuật, nghiện rượu, nghiện thuốc lá, đau cột sống và hội chứng Tourette.

    Châm cứu là gì? Vì sao có thể giúp trị bệnh? 2
    Châm cứu có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau

    4.Lợi ích của việc châm cứu

    Ngoài tìm hiểu châm cứu là gì? Thì lợi ích của việc này đối với sức khỏe cũng được nhiều người quan tâm. Các lợi ích rõ ràng của phương pháp này có thể kể đến đó là:

    Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn không nên tự châm cứu tại nhà. Thay vào đó, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế có chuyên môn châm cứu. Nếu bạn muốn châm cứu tại nhà, hãy đảm bảo người thực hiện phương pháp này là người có kiến thức chuyên sâu về y học cổ truyền.

    5.Rủi ro có thể xuất hiện khi châm cứu

    Dù được đánh giá là khá an toàn tuy nhiên, khi thực hiện châm cứu sẽ có thể xuất hiện một số rủi ro bao gồm:

    Châm cứu là gì? Vì sao có thể giúp trị bệnh? 3

    Nên thực hiện châm cứu ở các cơ sở uy tín để hạn chế rủi r

     

    Châm cứu có tác dụng phụ không?

    Châm cứu có tác dụng hiệu quả với nhiều mặt bệnh. Tuy nhiên nếu châm không đúng kỹ thuật sẽ gây chảy máu nếu châm trúng mạch máu, gây tê dọc theo đường đi của dây thần kinh nếu châm trúng dây thần kinh.

    Do đó, trong khi châm nếu thấy bất thường như đau, tê cần báo ngay để bác sĩ xử trí kịp thời. Vì vây, người bệnh cần lựa chọn những bác sĩ châm cứu giỏi để việc châm cứu an toàn và đảm bảo hơn cho người bệnh.

    Một lưu ý quan trọng đó là, để châm cứu chữa bệnh hiệu quả, người bệnh cần tìm đến một cơ sở y tế uy tín, được cấp phép để thực hiện điều trị, tránh các rủi ro trong quá trình châm cứu: , bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, bệnh viện Trung ương Quân đội 108,... là các bệnh viện châm cứu tốt và uy tín. 

    Châm cứu có giảm stress không?

    Châm cứu tác động lên hệ thần kinh giao cảm làm giảm huyết áp, nhịp tim và làm cơ bắp được thư giãn nên giảm stress. Hiện nay, nhiều nơi đã và đang đẩy mạnh việc áp dụng các phương pháp của y học cổ truyền, trong đó có châm cứu vào điều trị stress.

    Châm cứu cũng làm tăng tiết hormone cortisol, tăng đào thải chất cạn bã, làm ổn định trục nội tiết Dưới đồi - Tuyến yên - Tuyến thượng thận để điều hoà sản xuất hormone. Điều đó nhằm ổn định những đáp ứng thể chất và tinh thần tránh cho cơ thể bị ảnh hưởng bởi mệt mỏi, căng thẳng, lo âu.

    Do đó, châm cứu là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị tâm lý để điều trị những vấn đề liên quan đến stress.

    Những ai không nên châm cứu?

    • Không châm cứu chữa bệnh đối với các trường hợp cấp cứu và các cơn đau bụng ngoại khoa
    • Người bị bệnh tiểu đường 
    • Người có sức khỏe yếu, người bị thiếu máu, mắc bệnh về tim, suy kiệt, dễ bị sốc nếu châm cứu
    • Những người vừa lao động nặng nhọc, mệt mỏi, vừa ăn no hay cơ thể đang quá đói cũng được chống chỉ định châm cứu
    • Không châm cứu ở các vùng như núm vú, rốn và không châm sâu vào các huyệt vùng ngực bụng
    • Đối với phụ nữ mang thai nếu chưa thật cần thiết thì không nên châm. Nếu thực sự mong muốn điều trị, sản phụ nên báo với bác sĩ về tình trạng mang thai
    • Người bệnh sợ kim, không ổn định được tâm lý, không hợp tác
    • Da chai sạn, sẹo, viêm da

    Các biện pháp châm cứu hiện nay

    • Điện châm: Dùng dòng điện để tăng kích thích của kim châm vào huyệt khi mắc điện cực của máy điện châm vào kim châm cứu và điều chỉnh cường độ của dòng điện phù hợp với ngưỡng của bệnh nhân.
    • Tchâm: Tiêm thuốc trực tiếp vào huyệt trên cơ thể
    • Cứu ngải: Dùng cây điếu ngải châm nóng để cứu thẳng vào huyệt hoặc đốc kim châm cứu nhằm tác động sâu vào huyệt, phục hồi tổn thương. 
    • Cấy chỉ : Cấy chỉ mang lại hiệu quả cao nhờ kết hợp châm cứu truyền thống với y học hiện đại. Chỉ tự tiêu được đưa vào huyệt và lưu lại nhiều ngày, bệnh nhân không cần đến bệnh viện làm thủ thuật hàng ngày.
    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline