BỆNH GÚT CÓ 2 DẠNG NGUYÊN PHÁT VÀ THỨ PHÁT
- Bệnh gút dạng nguyên phát: Dạng này chiếm đại đa số các trường hợp bị bệnh. Chưa xác định rõ nguyên nhân của gout nguyên phát, đó có thể là do di truyền, quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng mạnh dẫn đến tăng axit uric hoặc cũng có thể do cơ địa từng người.
- Bệnh gút dạng thứ phát: Nguyên nhân có thể do mắc các bệnh về máu như đa hồng cầu, thiếu máu, tan máu, bạch cầu tinh thể tủy. Hoặc tăng giáng hóa purin kiềm nội sinh, giảm thải axit uric qua thận do viêm thận mãn tính, suy thận.
Gút là bệnh mạn tính nhưng không có nghĩa là không thể điều trị dứt điểm. Người bệnh có thể dùng thuốc kết hợp xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý thì bệnh sẽ nhanh chóng được đẩy lùi. Đồng thời cần xét nghiệm axit uric máu định kỳ để tầm soát bệnh.
BỊ BỆNH GOUT NÊN ĂN GÌ?
- Các nhóm thực phẩm có nhiều chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà chua… có tác dụng làm chậm quá trình chuyển hóa và hấp thụ chất đạm của cơ thể, giảm thoái hoái biến đạm để tăng sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.
- Các nhóm thực phẩm có hàm lượng purin thấp như các loại hạt, ngũ cốc, rau củ – quả tươi, bơ, trứng, sữa…
Món ăn cho người bệnh gút
- Cháo củ cải: nguyên liệu : củ cải 250g thái chỉ, dầu ăn thực vật 30g, gạo tẻ 30g. Đổ dầu vào nồi, rán sơ qua củ cải , đổ thêm 750ml nước, nấu thành cháo rồi ăn luôn trong ngày.
- Măng xào: Măng tre 250g, dầu thực vật 30g. Đổ dầu thực vật vào chảo , cho tới khi nóng, rồi bỏ măng vào xào ăn. Nêm nếm gia vị vào vừa ăn.
- Cháo hạt dẻ: Hạt dẻ tán thành bột 30g, gạo nếp 50g. Đổ hạt dẻ và gạo vào nấu chung , đổ thêm 750ml nước thành cháo ăn hàng ngày.
- Cháo rau cần: Rau cần: 100g, gạo tẻ 50g. Rau cần rửa sạch, thái nhỏ, để cả rễ. Đổ gạo vào với 750ml nước nấu thành cháo. Rồi bỏ rau cần bào, nấu sôi , nêm nếm vừa vị, bắc ra bếp ăn hàng ngày.
- Nước uống: Khoai tây, cà rốt, dưa chuột, táo tươi (loại táo quả to, nhập khẩu từ trung quốc) mỗi loại 300g. Tất cả rửa sạch, thái miếng, ép lấy nước, cho thêm mật ong vào uống hàng ngày.
- Nước uống dâu tây đường phèn: Dâu tây 80g, rửa sạch , bỏ cuống, ép lấy nước, pha thêm đường phèn và nước đun sôi để nguội (khoảng 100ml) chia 2-3 lần uống mỗi ngày.
- Quýt 200g, cà rốt 300g, táo 400g, lô hội 40g. Tất cả sản phẩm rửa sạch, thái miếng , ép lấy nước, pha thêm mật ong uống hàng ngày.
- Khi bệnh gút tái phát , bạn nên sử dụng phương pháp sau: Khoai tây 250g, dầu thực vật: 30g, rán khoai tây rồi trộn với xì dầu, muối, gia vị, ăn hàng ngày.
Đồ uống có lợi cho người bị bệnh gút
- Nước lọc: Người bị bệnh gout nên nên uống nhiều nước lọc để tăng cường thải axit Uric qua nước tiểu. Khuyến cáo nên uống tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước lọc mỗi ngày. Hạn chế uống nhiều nước buổi tối để tránh đi tiểu đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe.
- Nước uống không gaz: Uống nhiều nước khoáng không gaz có độ kiềm cao sẽ hạn chế sự kết tủa urat tại ống thận, giảm nguy cơ sỏi thận và tăng bài tiết axid Uric ra khỏi cơ thể.
- Nước chanh: Trong chanh chứa nhiều Vitamin C có tác dụng giảm hàm lượng axit uric trong cơ thể, ngăn ngừa các cơn đau cấp tính của gout. Ngoài ra, nước chanh thúc đẩy sự hình thành canxi cacbonat trung hòa axit uric, giảm các triệu chứng của bệnh.
- Sữa ít chất béo: Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những người uống từ 1 tới 5 cốc sữa ít béo mỗi ngày sẽ giảm được 43% thì nguy cơ mắc bệnh gout.
- Cà phê: Một nghiên cứu về ảnh hưởng của café đến bệnh gout được đăng tải trên tạp chí Arthritis & Rheumatism năm 2007 cho thấy bệnh gút giảm 40% ở những người dùng từ 4 5 cốc cà phê/ngày, gần 59% với người dùng 6 tách cà phê mỗi ngày. Số người tham gia cuộc nghiên cứu này khoảng hơn 43.000 người. Tuy nhiên các bác sĩ khuyên không nên thử nghiệm cách này vì uống nhiều café có thể gây ra một số tác dụng phụ.
- Nước ép dứa: Người bị gút nên dùng nước ép dứa mỗi ngày để giảm đau, giảm sưng và ngăn chặn cơn viêm khớp cấp nhờ đường, axit hữu cơ và khoáng chất tốt có trong dứa. Tuy nhiên những người bị đau dạ dày không nên dùng quá nhiều nước ép dứa để trị bệnh gút vì sẽ gây ra các kích ứng đường tiêu hóa.
- Nước ép anh đào: Đây là một lựa chọn khá tốt vì những chất có trong quả anh đào có thể giúp chống sưng, giảm viêm, đào thải các chất độc trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh gout hiệu quả.
NGƯỜI BỊ BỆNH GÚT KHÔNG NÊN ĂN GÌ?
- Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu Purin như: hải sản, các loại thịt có màu đỏ như dê, trâu, bò, ngựa…
- Không ăn lục phủ ngũ tạng của động vật như lòng, gan, thận, lưỡi, óc…
- Kiêng ăn các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn, cút lộn…
- Không ăn các loại thực phẩm như măng, nấm, giá, bạc hà… vì chúng sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
- Giảm bớt các thực phẩm giàu đạm thực vật như đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh… hay các chế phẩm từ đậu nành như tào phớ, đậu phụ, sữa đậu nành …
- Không ăn khuya để giảm tải cho gan, thận.
- Không ăn các thực phẩm giàu chất béo như thức ăn chiên, mỡ, da động vật, mì tôm, thức ăn nhanh.
Nhóm đồ uống người bị bệnh gút nên tránh xa
- Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia hay cơm rượu…
- Không uống đồ uống có gaz hay những loại nước uống ngọt có nhiều đường vì sẽ làm tăng triệu chứng đau nhức của bệnh gút và gây ra nguy cơ béo phì.
Ngoài những thực phẩm và đồ uống mà người bị bệnh gút (gout) nên ăn và nên kiêng đã nêu ở trên, bạn cần cần giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh thức khuya để hoạt động chuyển hóa đạm, đường mỡ và cân bằng acid uric của gan và thận diễn ra tốt nhất.
Khi thấy lượng axit uric có dấu hiệu cao hơn bình thường, bạn phải ngay lập tức thay đổi chế độ ăn uống và dùng thuốc giảm axit uric trong máu.
Tăng cường chế độ tập luyện thể dục, thể thao để phòng ngừa thừa cân, béo phì.